Huấn luyện căn bản 5

 Thoài kỳ tuyên hứa

THÁNH KINH

1. Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐỜI

- Chúng ta sống ở đời này để làm gì?

Để sống theo con đường dẫn đến thiên đàng.

- Làm sao chúng ta biết được con đường ấy?

Đó chính là thánh ý Chúa. Thánh kinh dạy rằng: “Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6:39-40).

- Chúng ta chỉ sống trong thế gian nhiều lắm là 100 năm trong khi thánh kinh đã có khoảng 4.000 năm. Thật là điên rồ, nếu chúng ta không cậy nhờ vào mạc khải trong thánh kinh.


2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÁNH KINH

2.1. Đối với cá nhân

- Học thánh kinh là đàm đạo với Thiên Chúa: "Qua thánh kinh, Thiên Chúa của chúng ta đến gặp con cái Người" (CCC, 104, DV 21).

- Học thánh kinh để hiểu tình yêu của Đức Kitô. Trước cuộc khổ nạn, chúng ta không hiểu gi cả, vì khi đó thánh kinh chưa được rõ ràng. Nhưng sau cuộc khổ nạn, người học thánh kinh sẽ hiểu và biết phải giải thích những lời tiên tri như thế nào về tình yêu Thiên Chúa đối với con người (Tôma Aquinô giải thích TV 21:11).

- Hiểu sự thật và tránh được sai lầm (DV 11, 5).

- Lương thực cho linh hồn: Nuôi dưỡng đời sống tâm linh bằng cách giúp người ta biết Thiên Chúa. Thánh Giêrônimô tuyên bố: Không biết thánh kinh là không biết Thiên Chúa.

- Thánh hóa đời sống thường nhật của mỗi người (DV 22, TĐCV 20:32, x. 1 Thes. 2:13).

- Hướng dẫn đời sống con người: giải đáp những khó khăn hằng ngày. Lời Chúa là ánh sáng soi đường cho tôi (Tv 119, 105).

- Giúp chúng ta đến được Thiên Đàng:  Nước Thiên Chúa chỉ dành cho những ai nghe và thực hành Lời Chúa (Lc 11:28).

- Giúp chúng ta tránh tội lỗi:  Nếu một người không biết chân lý, thì làm sao sống chân lý? Nếu bạn không biết chân lý, bạn không phạm tội; nhưng bạn vẫn phải chịu hậu quả của tội. Thí dụ, bị phạt vì phạm luật lưu thông.

2.2. Đối với gia đình

- Một người không thể cho người khác điều mình không có. Làm sao cha mẹ có thể làm tròn nhiệm vụ ngôn sứ của mình đối với con cái nếu không biết thánh kinh?

- Nguy hiểm của việc giải thích sai lầm thánh kinh ở khắp nơi: trường học, sở làm, và trên internet ...

2.3. Đối với xã hội

- Tránh bất công;

- Giảm thiểu tội ác xã hội;

- Giúp huấn luyện những công dân tốt. Giới trẻ là tương lai của quốc gia. Nếu được lời Chúa hướng dẫn, các em sẽ giúp quốc gia tránh những tai họa trong tương lai.

2.4. Đối với hội thánh

- Tất cả mọi phần tử của hội thánh đều được hưởng lợi ích từ thánh kinh, nhất là những vị lãnh đạo. 

- Thánh kinh là sức mạnh và quyền năng của hội thánh (CCC, 131).

- Thánh kinh giúp hội thánh chu toàn bổn phận truyền bá tin mừng đến tận thế.


3. MẠC KHẢI

Người ta biết Thiên Chúa thế nào?

3.1. Mạc khải tự nhiên

Chính thiên nhiên tỏ cho chúng ta thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa. "những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người” (Rm 1:20).

3.2. Mạc khải siêu nhiên

3.2.1. Thánh kinh (văn tự).

3.2.2. Thánh truyền (truyền khẩu).


4. TÁC GIẢ THÁNH KINH

4.1. Thiên Chúa là tác giả chính

Toàn thể thánh kinh có Thiên Chúa là tác giả; cho nên thánh kinh không sai lầm.

Thiên Chúa dùng con người để viết thánh kinh thế nào? Có vài cách giải thích:

- Cho người ta rơi vào tình trạng hôn mê hay xuất thần, và cho họ thấy điều phải viết xuống.

- Đọc cho người ấy viết như cho một thư ký.

Chủ nghĩa cơ bản (Duy văn tự)

Đâycách chú giải bản văn thánh kinh dựa trên cách giải thích từ chương ngây thơ, mà từ chối không chịu nhìn nhận tính cách lịch sử của mạc khải thánh kinh.

4.2. Cả Thiên Chúa và con người là tác giả

- Thiên Chúa cho tác giả nhân loại biết chân lý và để người ấy viết xuống dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần (CCC, 105). Tác giả nhân loại có thể dùng sự khôn ngoan, cách hành văn, và lý luận của mình để truyền thông sứ điệp. Đây là cách được hội thánh chấp nhận (CCC, 106; DV, 11). Điều này dẫn đến việc hội thánh chấp nhận phương pháp phân tích lịch sử và nhiều các nghiên cứu thánh kinh khác.

- Khi thánh kinh được công bố thì Chúa Thánh Thần hoạt động trong cả người giảng lẫn người nghe. Nếu Chúa Thánh Thần chỉ hoạt động trong vị giảng thuyết, thính giả không hiểu ý nghĩa (CCC, 108, Lc 24:45, các tác phẩm của thánh Phaolô). Như vậy, điều quan trọng là người nghe phải cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần trước khi đọc hay nghe thánh kinh. Chúa Thánh Thần là Đấng giải thích thánh kinh (CCC 109).


5. BA NGUYÊN TẮC KHI HỌC THÁNH KINH

1. Phải đặc biệt chú ý đến "nội dung và sự thống nhất của toàn thể thánh kinh" (CCC 112). Điều này được gọi là "phê bình (phân tích) theo quy điển".

2. Đọc thánh kinh trong “truyền thống sống động của toàn thể hội thánh" (CCC 113).  Đó là những điều mà hội thánh luôn luôn tin.

3. Chú ý đến loại suy đức tin (analogy of faith), có nghĩa là sự kết hợp chặt chẽ với nhau, giữa những chân lý của đức tin và trong toàn thể chương trình mạc khải (CCC 114).


6. CÁC Ý NGHĨA CỦA THÁNH KINH

6.1. Nghĩa văn tự

Là ý nghĩa được thông truyền bởi các lời trong thánh kinh và được các nhà chú giải khám phá, dựa theo những quy luật chú giải vững chắc. Nghĩa này quan trọng vì “tất cả các ý nghĩa của thánh kinh đều dựa trên nghĩa văn tự" (thánh Tôma Aquinô, TLTH, I, Q1, A10, ad 1) (CCC 116).

6.2. Nghĩa thiêng liêng

Có ba nghĩa:

6.2.1. Nghĩa ẩn dụ (allegorical): nghĩa văn tự chỉ là biểu tượng cho điều mà tác giả muốn diễn tả; thí dụ:

- Việc vượt Biển Đỏ là một dấu chỉ hay kiểu mẫu chiến thắng của Đức Kitô và cũng là biểu tượng bí tích thánh tẩy của Kitô hữu (cf. I Cor 10:2).

- Trong Gl 4:22-5:1, thánh Phaolô có ý nói theo nghĩa ẩn dụ khi dùng những người và hình ảnh của ông Abraham, bà Sarah, bà Hagar, ông Isaac, ông Ishmael, thành Giêrusalem, núi Sinai, lề luật, đức tin, nô lệ, tự do

6.2.2. Nghĩa luân lý: các biến cố được tường thuật trong thánh kinh phải dẫn chúng ta đến hành động công chính. Như thánh Phaolô nói, chúng được viết “để giáo huấn chúng ta” (I Cr 10:11). Khi Chúa Giêsu dùng hình ảnh xây nhà trên đá, Người muốn dân chúng xây dựng đời mình trên lời Chúa.

6.2.3. Nghĩa thần bí (anagogical): trong tiếng Hy Lạp, anagoge có nghĩa là “dẫn tới. Chúng ta có thể nhìn các thực tại và biến cố theo ý nghĩa vĩnh cửu của chúng, khi chúng hướng chúng ta về quê thật. Như thế, hội thánh dưới đất là dấu chỉ Giêrusalem trên trời (CCC 117).

Cặp thơ thời trung cổ tóm tắt ý của bốn nghĩa như sau:

Nghĩa văn tự dạy về ý chữ,

nghĩa biểu tượng dạy về đức tin,

nghĩa luân lý dạy phải hành động thế nào,

nghĩa thần bí dạy về số phận chúng ta (CCC, 118).


7. PHÊ BÌNH NGUỒN VĂN (Source Criticism)

- Bốn nguồn: Giavê (Jahweh), Elohim, Tư tế (Priestly), Đệ Nhị Luật (Deuteronomy) trong Ngũ Thư.

- Q (quelle) là nguồn của Tân ước: Đây là nguồn chung của các tin mừng Nhất Lãm.

Đây là cách nghiên cứu các bản văn thánh kinh để chứng minh các sách thánh kinh hiện nay phản ảnh mức độ tùy thuộc hay sát nhập vào những văn kiện sẵn có hoặc tài liệu truyền khẩu chắc chắn.

 Bốn quan tâm chính

1.     Những từ ngữ và những hình ảnh của bản văn.

2.     Nhân vật và những thay đổi của bản văn.

3.     Hình thức văn chương của bản văn.

4.     Sứ điệp của bản văn.

Phương pháp để xác định những nguồn khác nhau

1.     Chú ý tới việc nhắc đến các nguồn trong chính bản văn.

2.     Chú ý tới sự thay đổi đột ngột trong ngôn ngữ của một câu: ngữ vựng, văn phạm, cách hành văn, hay giọng văn. 

3.     Chú ý tới việc kể lại nột câu truyện dưới một dạng hơi khác nhau (doublet); thí dụ như 2 câu truyện tạo dựng (St 1:27-31 và 2:21-25). Elohim được dùng trong truyện thứ nhất; trong khi đó Yahveh Elohim được dùng trong truyện thứ nhì.

4.     Chú ý tới mâu thuẫn về thần học hay tư tưởng trong cùng một sách.

Ưu điểm của phương pháp

Nhận ra những cách hành văn khác trong sách thánh là những điều có thể giúp chúng ta xác nhận ý định nguyên thủy của tác giả và như thế làm rõ nghĩa văn tự. Nó cũng giải thích rõ ràng những thắc mắc về nguyên bản của thánh kinh. 

Yếu điểm của phương pháp

1.       Sự tiên nghiệm (a priori) của phương pháp (dựa vào một điều gì đó đã được biết hay khai triển từ một điều, mà người ta đã biết, hay hiển nhiên để đi đến kết luận), không chấp nhận ơn linh hứng và giả định một quan điểm tiến hóa của việc phát triển Do Thái-Kiô giáo.

2.       Giả định trước một chủ trương hoài nghi đối với tính lịch sử của các biến cố trong bản văn thánh kinh, cũng như không chấp nhận những yếu tố siêu nhiên của lịch sử cứu độ.  Điều này làm cho phương pháp bị thiên lệch.

3.       Không đếm xỉa đến truyền thống truyền khẩu có trước những nguồn văn tự.

4.       Cho rằng soạn giả đã làm việc với những tài liệu được viết bởi những cá nhân có sáng kiến độc lập.

Đối với thuyết hai nguồn văn

1.       Cuộc đời Đức Kitô hoàn toàn dựa vào Marcô, một người không phải là nhân chứng.

2.       Những lời nói nào của Đức Kitô mà người ta không tìm thấy trong nguồn Q đều bị mất giá trị.

3.       Việc chấp nhận nguồn Q làm cho việc Thánh Matthêu là tác giả trở thành không thể được, và như thế bác bỏ chứng từ của truyền thống cổ truyền.


8. PHÂN TÍCH BẢN VĂN (Textual Criticism)

"Tam sao thất bản". Nếu bản văn gốc bị sao lại ba lần liên tiếp, chúng sẽ mất ý nghĩa nguyên thủy.

8.1. Bản văn nguyên thủy

Cho đến bây giờ người ta vẫn chưa tìm thấy bản nào. Chúng ta chỉ tìm thấy những bản sao của bản chính, viết tay trên giấy cói hay da thú vật (bản in mãi thế kỷ 15 mới có). Những điều nguy hiểm của bản viết tay: thiếu hay dư chi tiết, lẫn lộn giữa hài dòng, thay đổi ngữ vựng, giải thích sai lầm

- Bản Do Thái: Lúc đầu, các bản này chỉ có phụ âm; thí dụ, dbr có nghĩa là nói hay lời, bài thuyết trình, đồ vật, vật chất. Tùy thuộc vào nội dung mà người ta dịch nó. Bản Do Thái với nguyên âm (gọi là bản Masoret, MT) chỉ xuất hiện khoảng năm 750-1000 sau công nguyên.

- Bản Hy Lạp (Bảy Mươi, LXX, thế kỷ 2 trước CN).

- Bản Latinh (Vulgata, thế kỷ 4 sau CN, được dịch từ Proto-MT (tiền Masoret)?

8.2. Những bộ sách (Codex) chính (đóng lại thành sách) và thời điểm của chúng:

1. Sinaiticus (4th London): Codex Sinaiticus (350 AD) được giữ ở bảo tàng viện nước Anh. Bộ sách này có hầu hết các sách Tân ước và hơn một nửa Cựu ước. 

2. Alexandrius (5th London): Codex Alexandrinus (400 AD) cũng được giữ ở bảo tàng viện nước Anh. Bách khoa tự điển Anh Quốc tin rằng bộ sách này được viết bằng tiếng Hy Lạp tại Ai Cập, có hầu như toàn thể các sách thánh kinh.

3. B Vaticanus (4th, Vatican): Codex Vaticanus (325-350 AD) được giữ tại thư viện Vatican, được viết bằng tiếng Hy Lạp và có hầu như toàn thể các sách thánh kinh.

4. C (5th Paris): Codex Ephraemi (400 AD) được giữ tại thư viện quốc gia ở Paris. Bách khoa tự điển Anh Quốc tin rằng bộ sách được viết vào thế kỷ thứ năm sau CN, có toàn thể Thánh Kinh trừ thư thứ hai gửi tín hữu Thessalônica và thư thứ nhì của thánh Gioan.

5. D (5th Cambridge): Codex Bezae (450 AD) được giữ tại thư viện ở Cambridge, Anh Quốc. Bộ sách này có tất cả các sách tin mừng và Tông đồ công vụ, không những bằng tiếng Hy Lạp mà còn bằng tiếng La Tinh.

8.3. Các bản chép tay [Manuscripts] (P46, 200 AD, tại Michigan), Tài liu [Apparatus], Bài đọc [Lectionaries]: Theo B. Metzger, có 2.135 sách bài đọc. Sách bài đọc cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ thứ sáu. Các sách bài đọc thì bảo thủ hơn và dựa vào những sách gần nguyên bản hơn; như thế, nó rất có giá trị trong phương pháp phân tích bản văn.

- Có khoảng 100 bản dịch thánh kinh bằng tiếng Anh, phổ thông nhất là: RSV, NRSV, King James; bảy bản tiếng Pháp, phổ thông nhất là FBJ, FDB. Chúng ta có 4 bản tiếng Việt của Trần Đức Huân, Nguyễn Thế Thuấn, Trần Văn Kiệm, và nhóm Phụng vụ các giờ kinh (PVCGK).

8.4. Tiêu chuẩn dùng để xác định bản gốc khi có sự mâu thuẫn:

1. Từ nội dung: Nó có phù hợp với nội dung của đoạn hay chương không?

2. Từ giá trị của bản gốc: càng cổ hay càng có uy tín thì tốt hơn.


9. PHÂN TÍCH VĂN THỂ (Form Criticism)

- Để nhận ra ý định của tác giả, độc giả phải kể đến điều kiện của thời đại và văn hóa của các ngài, các thể văn (thơ, truyện, tường thuật, dụ ngôn) được dùng trong thời ấy, và những cách thức cảm nghĩ, diễn tả, và tường thuật thông dụng thời ấy. "Vì chân lý được trình bày cách khác nhau và qua nhiều thể văn lịch sử khác nhau, trong những bài văn ngôn sứ và thi ca, cùng trong những hình thức diễn tả văn chương khác" (CCC 110, DV 12, 2).

- Đối với các thánh vịnh: cần nhận ra tính cá nhân hay cộng đoàn, tạ ơn hay than vãn, những biến cố đặc biệt hay thông thường ...

Hai nghành khác biệt

1. Nghiên cứu những th loại văn chương dùng trong những phần khác nhau của thánh kinh (loại thể văn học).

2. Nghiên cứu việc hình thành sơ khởi của những phần khác nhau của thánh kinh, đặc biệt là các sách tinmMừng.

Dựa trên luận đề ba chiều

1. Một luận đề về phê bình văn chương, trong đó các sách tin mừng là những sưu tầm các đơn vị văn chương nhỏ, được kết hợp với nhau khi sắp đặt biên soạn, mà không thuôc về những đơn vị nguyên thủy.

2. Một luận đề về xã hội, trong đó những phần tử rời rạc (membra disjecta) sơ khởi là sản phẩm của một sinh hoạt tập thể dân gian trong việc sáng tạo ra ‘các thể văn”.

3. Một phê bình lịch sử, trong đó có sự nối kết chặt chẽ giữa loại văn tường thuật, các thể văn, và những nhu cầu tùy theo hoàn cảnh của cộng đoàn sơ khai.

Phương Pháp

Phương pháp gồm việc chia loại những đơn vị nhỏ thành những phần của những loại được xác định rõ ràng, và sau đó thiết lập một nguyên tắc tiêu chuẩn, mà nhờ đó người ta có thể tách truyền thống nguyên thủy trong “nguyên thể” của nó ra khỏi những điều thêm vào sau này.

1. Xác định bản văn – thiết lập giới hạn cho đơn vị;

2. Đặt tên cho văn thể:

- Văn xuôi: huyền thoại, truyền kỳ, chiến công, tiểu thuyết, tường thuật lịch sử, cổ tích.

- Văn vần: khôn ngoan và các lời sấm (tiên tri), thi ca đời, thánh thi.

3. Tìm Sitz in Leben, khung cảnh xã hội nguyên thủy;

4. Xác định mục đích của bản văn, trong giai đoạn truyền khẩu nguyên thủy, và sau đó khi nó được viết xuống.

5. Vì thế đặt ra 5 câu hỏi: Ai đang nói? Thính giả là ai? Đang nói gì?  Nói ở đâu? Có mục đích gì?

Mô tví dụ về những văn thể chính của Cựu ước và Tân ước

1. Thần hiện (Theophany) sự tỏ mình ra của Thiên Chúa một cách mà giác quan có thể nhận thức được, đặc biệt là qua những hiện tượng thiên nhiên kinh hoàng (cuộc thần hiện trong bụi cây cháy đỏ với Moses, cuộc Biến Hình trên núi Tabor); một sự hiện ra tạm thời của Thiên Chúa cách hữu hình (không nhất thiết vật chất), khác với việc nhập thể là một sự kết hợp vĩnh viễn.

2. Tường thuật về ơn gọi: diễn tả việc Thiên Chúa gọi một nhân vật đặc biệt nào đó, nhất là một ngôn sứ.

3. Lời sấm chúc dữ: hình thức ngôn sứ tỏ bày tai hoạ trong tương lai, thường là để phạt vì một tội nào đó.

4. Lời sấm về cứu độ: hình thức ngôn sứ tỏ bày hành động cứu độ có thể xảy ra, thường đi theo lời sấm chúc dữ và với điều kiện người ta ăn năn trở lại. 

5. Công bố hình phạt: hình thức ngôn sứ tuyên bố án phạt: bởi vì các ngươi đã ... cho nên ...

6. Châm ngôn (ca dao): diễn tả ngắn, theo truyền thống, thường xúc tích về một chân lý thuộc về luân lý hay đức tính thực tiễn; một đoạn thơ hai câu đơn giản minh họa những luật lệ hay cách xử thế. 

7. Cách ngôn (tục ng): lời nói xúc tích, rõ ràng được lồng trong một tường thuật mà quan điểm của bài tường thuật dựa trên lời nói đó.

8. Dụ ngôn: từ tiếng Hy Lạp: parabole, tiếng Do Thái: mashal. Có thể là cách ngôn, so sánh, hay ngụ ngôn.  Phép ẩn dụ rút ra từ thiên nhiên hay đời sống chung làm cho người nghe nghĩ về vấn đề; sự giống nhau rút từ thiên nhiên hay đời sống hằng ngày, tường thuật ngắn được dùng để truyền đạt một ý nghĩa thiêng liêng – không phải là một truyện ngụ ngôn mà trong đó mỗi bình diện có một ý nghĩa, cũng không phải một giai thoại về luân lý mà trong đó ý nghĩa được diễn tả cách rõ ràng. Dụ ngôn chỉ chú trọng đến một điểm chính.

9. Thánh thi: có dạng như Thánh Vịnh, một bài thi ca chúc tụng Thiên Chúa, một lời mời gọi chúc tụng hay một xác nhận về tôn vinh.

10. Ai ca: có dạng Thánh Vịnh, bài thơ buồn, oán than, có thể cá nhân hay cộng đồng. Thưa  với Thiên Chúa để xin Ngài giúp đỡ về tình trạng hiện tại--thường đưa ra lý do tại sao Ngài nên trả lời, và thường được viết với giọng tự tin, cón thể gồm cả việc xác nhận sự vô tội của mình, hay thú nhận lỗi lầm.

11. Phép lạ: tường thuật về sự can thiệp trực tiếp và đặc biệt của Thiên Chúa vào những việc làm của con người, một sự can thiệp siêu vượt luật tự nhiên.

12. Câu truyện chữa lành: tường thuật về việc làm thế nào một người có thể chữa lành người khác qua những phương tiện vượt tự nhiên.

13. Lá thư: một quan hệ cá nhân giữa người viết và độc giả mà người viết có ý gửi, nó khác với thư chung (epistle) tuy dưới hình thức một là thư nhưng có ý phát hành cho mọi người. 

Ưu điểm và khuyết Điểm

Ưu điểm

Việc nhận diện những văn thể và những đơn vị văn chương trong sách Thánh có thể giúp tìm ra ý định nguyên thủy của tác giả, và như thế làm rõ nghĩa văn tự.   

Khuyết điểm

1.       Tiền nghiệm triết lý (chối từ tư tưởng siêu nhiên, nội tại, theo Hegel [duy tâm] của cộng đoàn) của những người sáng lập ra phương pháp liên kết quá chặt chẽ với chính phương pháp, làm cho rất khó mà gỡ những khí cụ của phương pháp ra khỏi triết lý của nó.

2.       Không đếm xỉa gì đến công việc thật sự của các thánh ký và coi các ngài chỉ như những người thu thập tài liệu.

3.       Giả định sai lầm là “đức tin” coi thường những sự thật về lịch sử.

4.       Làm như không biết đến sự kiện là hội thánh thời sơ khai đã tổ chức có thứ bậc; chứ không phải là một đám đông không có tổ chức.  Như thế nó quá nhấn mạnh đến sự đóng góp của “cộng đồng.” 

5.       Coi nhẹ một sự kiện là ngay từ buổi đầu người ta đã quan tâm rất nhiều đến Chúa Giêsu “tiền Phục Sinh”. 

6.       Gạt đi sự kiện được dẫn chứng đầy đủ là những chứng từ của các nhân chứng, (với tất cả những gì mà từ này ám chỉ) đã là nền tảng cho toàn thể việc truyền giáo của hội thánh sơ khai.

7.       “Đi vào chi tiết quá tỷ mỉ”, dẫn đến một kết luận hợp lý là mỗi chữ, nếu không phải là mỗi âm, sẽ trở thành một “văn thể”.

Hãy tưởng tượng một giới hạn nhân tạo của nguyên tắc Sitz in Leben đối với đức tin hậu-Phục Sinh, thay vì kéo dài đến đời sống, hoạt động, lời nói và hoàn cảnh xã hội của Chúa Giêsu tiền Phục Sinh.


10. CÁC VĂN KIỆN CHÍNH THỨC CỦA HỘI THÁNH VỀ THÁNH KINH

1. Divino Afflante Spiritu (1943): Đức Piô XII cho phép dùng những phương pháp phân tích lịch sử để nghiên cứu thánh kinh, việc dùng tiếng Do Thái và Hy Lạp thay vì chỉ dùng tiếng La Tinh (DAS 5-7, 11-16).

2. Dei Verbum (1965, Vat II):  nhấn mạnh đến thánh kinh và thánh truyền, tính không sai lầm của thánh kinh, và quyền của hội thánh trong việc giải thích thánh kinh (DV 6, 11-16, 21, 24).

3. Sách Giáo Lý của hội thánh Công Giáo (CCC 85-86, 121-133, 134-141): nhấn mạnh đến việc chỉ có một thánh kinh duy nhất, đặt Đức Kitô làm trọng tâm: những gì đã được viết về Đức Kitô thì được Người làm tròn, việc linh hứng bởi Chúa Thánh Thần, việc không sai lầm của thánh kinh. 

- Các nhà chú giải thánh kinh trước hết phải chú ý đến chương trình cứu độ, đến sự thống nhất giữa Cựu ước và Tân ước: Cựu ước dọn đường cho Tân ước, và Tân ước làm trọn những điều trong Cựu ước; cả hai làm sáng tỏ lẫn nhau và đều là những Lời của Thiên Chúa. 

- Hội thánh tôn kính thánh kinh như tôn sùng Mình và Máu Đức Kitô, bởi vì cả hai đều nuôi dưỡng và hướng dẫn đời sống Kitô hữu (CCC, 103).

4. Tính chất lịch sử của các Tin Mừng (1964): I-II

5. Giải thích thánh kinh trong hội thánh từ ủy ban giáo hoàng về thánh kinh - PBC (1993):

- Quyền tối cao của hội thánh trong việc giải thích thánh kinh (CCC, 85-87)

- Vai trò của thánh truyền trong việc giải thích thánh kinh.

- Các phương pháp mới giúp nghiên cứu và giải thích thánh kinh.

- Thiên Chúa truyền thông với con người bằng những cách thức của con người. Người là động lực chính, con người là động lực phụ. Thiên Chúa dùng con người như công cụ của Người: “Thiên Chúa là tác giả của thánh kinh, vì Người linh hứng các tác giả nhân loại: Người tác động nơi họ và qua họ. Như thế, Người bảo đảm rằng các tác phẩm của họ giảng dạy không sai lầm về chân lý cứu độ của Người” (CCC, 136, DV 11).

- Để khám phá ra ý định của tác giả, các độc giả cần chú ý đến ba điều:

+ Những hoàn cảnh của thời đại và nền văn hóa.

       + Những phương tiện văn chương được sử dụng vào thời ấy.

       + Những cách diễn tả tình cảm, tư tưởng và tường thuật thời đó.

- Học thánh kinh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng cả tác giả lẫn độc giả; cả người giảng thuyết lẫn người nghe (CCC, 111, DV 12, 3). Đôi khi cần phải chú ý đến:

* Đặc biệt chú ý đền tính thống nhất của toàn thể thánh kinh (CCC 112, Lk 24:25-27, 44-46).

* Học hỏi thánh kinh theo truyền thống sống động của hội thánh: các giáo phụ và huấn quyền (CCC 113).

* Đặc biệt chú trọng đến đức tin, sự liên kết chặt chẽ giữa chân lý của đức tin và của mầu nhiệm cứu độ (CCC 114).


11. QUY ĐIỂN THÁNH KINH

Quy điển được thông qua lần cuối cùng và công bố tại công đồng Tridentinô vào năm 1546.

a. Quy diển Công giáo có tất cả 73 quyển sách: 46 trong Cựu ước và 27 trong Tân ước, dựa vào Bản Bảy Mươi, là bản được chính Đức Kitô và các tông đồ sử dụng  (CCC, 120). Cả Cựu ước và Tân ước làm thành lịch sử cứu độ.

+ Cựu ước: có giá trị vĩnh cửu, không bao giờ bị sa thải. Cựu ước là kho tàng vô tận của Tân ước bởi vì nó giúp người ta hiểu:

- Việc chuẩn bị cho sự giáng trần của Đức Kitô.

- Cách Thiên Chúa giáo dục dân Người.

- Những giáo huấn tối cao của Thiên Chúa.

- Kho tàng khôn ngoan cho đời sống con người.

- Kho tàng vô giá của các kinh nguyện.

- Chương trình cứu độ được ẩn chứa trong đó (CCC, 122).

- Coi chừng chủ thuyết Marcion: Tân ước hủy diệt Cựu ước!

 

+ Tân Ước: hoàn thành (làm trọn) Cựu ước.

- Biến cố của Đức Kitô: Nhập Thể - Khổ Nạn và Chết - Phục Sinh.

- Sự mặc khải của chuơng trình cứu độ.

- Trung tâm là các giáo huấn của Đức Kitô trong 4 Tin mừng (CCC, 139, 124-125, DV 19).t

- Các giáo huấn của thánh Phaolô (DV 20).

b. Quy điển Do Thái (gọi là Tanakh): có 24 quyển (dĩ nhiên là chỉ có Cựu ước). Họ không chấp nhận 7 quyển của Công Giáo: Tobit, Giudith, Baruch, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Maccabê I, II (Quy Điển Thứ); và coi là một quyển các sách Samuel, các Vua, Sử Biên Niên, Nehemiah và Ezra, and các Tiên Tri Nhỏ.

c. Quy điển Tin Lành: có 39 quyển như quy điển Do Thái, nhưng tính thành hai quyển các sách của Samuel, các Vua, Sử Biên Niên, Nehemiah và Ezra, and các Tiên Tri Nhỏ thì tính riêng biệt (24+11+4=39).

d. Hồi Giáo: không rõ! Họ công bố nhận cả Cựu ước lẫn Tân ước; nhưng khi thấy điều gì họ không thích, thì họ loại bỏ. Lý do: họ cho rằng được thêm vào bởi người Do Thái hay Công Giáo, vì họ không thích hai loại người này!


12. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHÚ GIẢI THÁNH KINH KHÁC NHAU

1. Cách giải thích của người Do Thái

- Họ dùng một đoạn văn để giải thích đoạn văn khác. Thí dụ thánh Phaolô dùng Sáng Thế Ký để giải thích: bởi vì ông Abraham tin vào Thiên Chúa nên ông được công chính hóa (Rm, Gl).

- Targum và Midrash là những sách chú giải thánh kinh của Do Thái.

Ưu điểm

a. Chính Chúa Giêsu, các tông đồ và các thánh ký cũng dùng cách này.

b. Chú trọng sự thống nhất của thánh kinh.

c. Các giáo phụ cũng dùng cách này.

d. Giúp người ta hiểu những đoạn khó hiểu.

 

Khuyết điểm

a. Đấng Messiah vẫn chưa đến (họ chỉ dùng Cựu ước).

b. Dựa vào truyền thống và lề luật.

c. Khó ước lượng được thời điểm lịch sử của truyền thống Do Thái.

2. Cách giải thích của các giáo phụ

3. Cách giải thích Công Giáo:

Mục đích là để tìm thấy ý nghĩa chính xác của mỗi đoạn và áp dụng vào đời sống của hội thánh, nhằm nuôi dưỡng và canh tân tất cả mọi Kitô hữu. Làm việc chú giải thánh kinh là phân tích thần học về Ba Ngôi, Kitô học, và ơn cứu độ trong giới hạn của đoạn thánh kinh. Một người có thể dùng tất cả những phương pháp ở trên để làm công tác chú giải thánh kinh.

Sự khác biệt giữa việc chú giải của Do Thái và Công Giáo là chú giải Do Thái nhắn đến dân được tuyển chọn và cách sống dựa vào mac jkhải được viết thành văn tự và truyền khẩu. Chú giải thánh kinh Công Giáo nhắm đến đức tin vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa, đã chết, đã sống lại, và vẫn hoạt động trong hội thánh.

Có một số điều phải chú ý khi chú giải

1. Phải cố gắng chú giải (exegesis đọc ra), thay vì diễn giải (eisegesis thêm ý của mình vào).

2. Chọn một đoạn vừa đủ: không quá dài hay quá ngắn; thí dụ, các bài đọc hằng ngày hay hằng tuần trong thánh lễ.

3. Phân tích từng chữ, từng câu, từng đoạn, từng chương, và cả quyển sách. Đây là cách nhiều tác giả dùng để làm việc chú giải cho mỗi sách.

4. Phân tích theo chủ đề của quyển sách: thí dụ, Thánh Ý Thiên Chúa trong Tin mừng thánh Gioan. Nhà chú giải sẽ chọn tất cả các câu có chữ “ý Thiên Chúa”; rồi phân tích từng đoạn; và sau đó tóm tắt tất cả những gì mình tìm thấy để vạch ra điều mà thánh Gioan muốn nói là “Thánh Ý Thiên Chúa”. Đây là cách để viết một luận án.

5. Phân tích dựa vào chủ đề của nhiều sách: thí dụ, Giáo hội học trong các Tin mừng Nhất Lãm. Nhà chú giải tìm những đoạn liên quan đến chủ đề này trong các Tin mừng Nhất Lãm, phân tích chúng, rồi sau đó tóm lược chúng.  Đây cũng là cách làm luận án. 

Comments

Popular posts from this blog

Phụ tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm

Tài liệu học hỏi