Huấn luyện căn bản 4
Thời kỳ tuyên hứa
ĐỜI SỐNG CÁC THÁNH DÒNG
Trong thư gửi cho tổng hội dòng Đaminh tại Toulouse năm
1304, đức Bênêđíctô XI đã so sánh dòng anh em Giảng Thuyết: "Dòng ví như
cây mang sức sống, mọc lên xinh tươi giữa muôn ngàn cây cối trong thửa vườn hội
thánh. Ngay từ đầu, nhờ sương trời tưới gội, thân cây đã không ngừng phát triển
vượt bậc. Nhờ ân sủng phù trợ, bóng cây đã vươn cao tỏa rộng, ngọn vươn lên
chót vót chạm tầng trời, nhánh xanh rờn trải rộng đến tận cùng cõi đất ... Có được những tiền
nhân hiển hách, anh em đừng thoái hóa, mà phải là những người con đích thực,
biết trung thành noi gương và luôn dõi theo đường hướng của các ngài
..." (Bài đọc kinh sách phụng vụ dòng, ngày lễ các thánh dòng
ngày 07 tháng 11).
1. Các thánh dòng anh em Giảng Thuyết là ai?
Các thánh dòng anh em Giảng Thuyết là những thành viên
trong dòng đã được hội thánh tôn phong. Trong đó, nhiều vị có tầm ảnh hưởng lớn
đến đời sống của hội thánh.
2. Những điểm chung của các thánh dòng anh em Giảng Thuyết
là gì?
Mỗi thánh có một đời
sống thiêng liêng nổi trội riêng, nhưng các ngài đều có chung những điểm sau:
- Kết hợp mật thiết với
Chúa.
- Yêu mến tôn thờ Chúa
Giêsu Thánh
Thể.
- Sùng kính Đức Maria.
- Sống tinh thần hiệp
thông huynh đệ.
- Chuyên chăm học hành.
- Nhiệt thành trong
việc tông đồ, bác ái.
3. Thánh tổ phụ Đaminh đã trở nên mẫu mực cho các thành
viên trong dòng như thế nào?
Suốt cuộc đời, thánh Đaminh luôn gắn bó với anh em, chuyên
chăm miệt mài với đời sống chiêm niệm và hăng say rao giảng tin mừng. Ban ngày,
thánh nhân đi rao giảng, đêm về lại thiết tha cầu nguyện. Thánh nhân chính là
hiện thân sống động của câu châm ngôn: “Chiêm niệm rồi trao cho người khác điều
đã chiêm niệm”.
Gương sống kết hợp với
Chúa trong chiêm niệm của vị tổ phụ dòng đã làm nảy sinh ra những nhà thần bí
trứ danh như:
- Chân phước Henry Suso (
1365)
- Thánh nữ Agnes Montepulciano
(1268-1317)
- Thánh nữ tiến sĩ Catarina Siena (1347-1380)
5. Thánh tổ phụ Đaminh
đã thể hiện lòng tôn sùng Đức Maria như thế nào?
Thánh tổ phụ Đaminh đã
thể hiện lòng tôn sùng Đức Maria qua việc ký thác dòng anh em Giảng Thuyết cho
Đức Mẹ và nhận Mẹ làm Đấng bảo trợ đặc biệt của dòng.
6. Noi gương thánh tổ
phụ về lòng tôn sùng Đức Maria cách đặc biệt, có những vị thánh nào?
Tất cả các thánh trong
dòng anh em Giảng Thuyết đều có lòng sùng kính Đức Maria, nhưng trổi vượt hơn
cả phải kể đến thánh Raymond Penyafort, thánh Louis de Montfort
...
7. Thánh tổ phụ đã thể
hiện nếp sống cộng đoàn như thế nào?
Ngay từ khi lập dòng,
thánh tổ phụ rất chú trọng đến đời sống cộng đoàn. Cụ thể, người đã hỏi ý kiến
anh em trong việc chọn tu luật; trong cuộc đời du thuyết, người luôn đến nghỉ
tại một cộng đoàn anh em trong dòng.
8. Tinh thần cộng đoàn
của thánh tổ phụ đã được dòng tiếp tục kế thừa như thế nào?
Tất cả mọi thành phần
của dòng đều dưới quyền lãnh đạo của bề trên tổng quyền, nhưng bề trên tổng
quyền điều hành dòng theo đường hướng của tổng hội. Đây là điều mà hiến pháp dòng
từ ngày thành lập đến nay luôn trung thành.
9. Thánh tổ phụ đã nêu
gương học hành như thế nào?
Thánh tổ phụ đã có 7
năm theo học với người cậu là linh mục Gumien, năm 14 tuổi đến học tại trường
đại học Palencia. Khi đã là linh mục, người còn trở lại trường để tiếp tục học
thêm về kinh thánh.
10. Những vị thánh dòng
tiêu biểu nhất về đời sống học hành là những vị nào?
- Trước hết là phải kể đến thánh giám mục tiến sĩ Albertô Cả (1206-1280), một nhà khoa học, một tiến sĩ bách
khoa.
- Thánh giám mục Antôniô, một nhà thần học, một luật gia thời danh và là
tác giả của nhiều sách tu đức.
- Nhưng nổi tiếng nhất,
phải kể đến tác giả bộ Tổng Luận Thần Học là thánh tiến sĩ thiên thần Tôma
Aquinô (1225-1274).
11. Tiêu biểu cho đời
sống giảng thuyết của dòng phải kể đến những vị thánh nào?
- Thánh Giaxintô (1185-1257) là một nhà du thuyết đã đi bộ hơn 12 ngàn
cây số để rao giảng tin mừng.
- Thánh Phêrô Vêrôna (1205-1252) là một nhà giảng thuyết đầy nhiệt huyết
và can đảm.
- Thánh Vincentê
Ferrier (1350-1419) là một nhà du thuyết, có tài hùng biện và nhất là Thiên Chúa đã thực
hiện nhiều phép lạ qua người.
12. Dòng đã có những vị
thánh nào trổi vượt về lãnh vực tông đồ bác ái?
Theo gương thánh Đaminh đã bán cả bộ sách quý để cứu giúp những người
khốn cùng, trong dòng đã nảy sinh nhiều vị thánh, tiêu biểu là:
- Thánh nữ tiến sĩ Catarina Siena (1347-1380) đã hy sinh cả cuộc đời cho
việc tông đồ bác ái: thánh nữ đã can đảm thuyết phục đức Gregory XI từ Avignon trở về Rôma và cứu
giúp các bệnh nhân trong cơn “dịch đen” ở Châu Âu.
- Thánh Martin De Porres (1579-1639), “Tấm Lòng Vàng”, nổi tiếng về lòng
nhân từ, khiêm nhường và phục vụ.
- Thánh Gioan Maisan (1585-1645) suốt 12 năm trời ròng rã chia sẻ với
những người bị tù đày áp bức, với các bệnh nhân và những người nghèo khổ.
13. Tại Á Châu, con cái
thánh tổ phụ Đaminh đã đóng góp gì cho hội thánh?
Trang sử của dòng thế
kỷ XVII và XVIII rực sáng tại miền Á Châu được viết lên bởi những dòng máu đào
của các vị tử đạo. Nếu tại Trung Hoa có 6 vị chân phước,
trong đó có linh mục Capilát tử đạo tiên khởi; nếu trên mảnh đất Nhật Bản có 16
vị hiển thánh (1614-1637) và hàng trăm chân phước tử đạo; thì tại quê hương
Việt Nam, dòng đã đóng góp cho hội thánh 38 vị thánh tử đạo và rất nhiều chứng
nhân đức tin khác.
14. Trong số các thánh tử đạo Việt Nam, có bao nhiêu vị là giáo dân Đaminh?
Có 7 vị thánh tử đạo Việt Nam là người giáo dân Đaminh:
- Thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm (kính ngày 13-1)
- Thánh Giuse Phạm Trọng Tả (kính ngày 13-1)
- Thánh Luca Phạm Trọng Thìn (kính ngày 13-1)
- Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh (kính ngày 5-9)
- Thánh Augustin Nguyễn Văn Mới (kính ngày 19-12)
- Thánh Têphanô Nguyễn Văn Vinh (kính ngày 19-12)
- Thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ (kính ngày 19-12)
15. Tiếp bước cha anh
trong dòng, người giáo dân Đaminh phải làm gì?
Tiếp bước cha anh trong dòng, người giáo dân Đaminh:
- Sống kết hiệp mật thiết với Chúa.
- Đọc kinh phụng vụ chung và lần hạt Mân Côi.
- Chuyên chăm học hỏi thánh khoa nhất là môn kinh thánh.
- Tuân giữ Luật Sống, sống chan hòa yêu thương mọi người.
- Tích cực trong việc tông đồ, bác ái.
THÁNH TỔ PHỤ ĐA MINH
Linh mục (1170-1221)
1. Thánh Đaminh sinh ra
và qua đời năm nào?
- Thánh Đaminh sinh tại
Tây Ban Nha năm 1170. Người qua đời tại Bologna ngày 6-8-1221, và được đức Gregory IX tôn phong hiển thánh ngày 3-7-1234
(13 năm sau khi tạ
thế).
2. Những sự kiện chính
trong cuộc đời thánh Đaminh là gì?
- Năm 7 tuổi, đến ở và học với người cậu là linh mục Gumien.
- Năm 14 tuổi, theo học tại đại học ở Palencia và đã tiến triển rất
nhanh về hiểu biết lẫn nhân đức.
- Sau khi hoàn tất việc học, Đaminh được đức cha Diego truyền chức linh
mục. Vị giám mục đạo đức này đang muốn canh tân lòng đạo đức trong giáo phận,
nên đã mời người làm kinh sĩ; sau đó, người làm phó kinh sĩ hội giáo phận Osma
(1201).
- Chứng kiến bè rối Anbigioa đang gây hại cho đời sống đức tin của người
Kitô hữu. Qua cuộc đối thoại và thuyết phục được người chủ quán trọ đang theo
bè rối này trở về với hội thánh, người đã được Chúa Thánh Thần gợi lên “HỨNG
KHỞI NỀN TẢNG” dẫn đến việc lập dòng trong tương lai.
- Cha Đaminh đã đến Rôma xin từ nhiệm chức vụ trong kinh sĩ hội Osma để
dấn thân vào cuộc truyền giáo.
- Sau thời gian chuẩn bị về nhân sự, dòng đã được đức Hônôriô III châu
phê ngày 22-12-1216. Ngày 21-01-1217, dòng được chính thức công bố với danh
xưng dòng anh em Giảng Thuyết.
3. Thánh Đaminh đã có
lòng sùng kính Đức Maria như thế nào?
Thánh Đaminh có lòng
sùng kính đặc biệt với Đức Maria qua việc đã nhận Đức Mẹ là đấng Bảo Trợ dòng.
Ngoài ra, người rất yêu mến và cổ võ việc đọc kinh Mân Côi.
4. Ý nghĩa của câu “Chỉ
nói với Chúa và nói về Chúa” là gì?
Khẩu hiệu này là lẽ
sống của thánh Đaminh: “Người luôn nói với Chúa” để rồi có thể “nói về Chúa”.
Bằng lời giảng sốt sắng, người đem Chúa đến cho tha nhân, và nhờ sức mạnh của
lời cầu nguyện, người dẫn đưa tha nhân về với Chúa.
- Lễ kính ngày 8-8 hằng năm.
THÁNH ALBERTÔ CẢ
Giám mục, tiến sĩ hội thánh (1206-1280)
1. Thánh Albertô Cả sinh ra và qua đời năm nào?
Thánh Albertô sinh năm
1206 tại nước Đức và qua đời năm 1280.
2. Thánh Albertô Cả say
mê học hành, nghiên cứu như thế nào?
Thánh nhân rất yêu
thích chiêm ngắm thiên nhiên, say mê nghiên cứu khoa học và thánh khoa. Nhờ đó,
thánh nhân đã trở thành một tu sĩ thánh thiện, một nhà tư tưởng lớn, một giáo
sư siêu việt và là một nhà bách khoa tài ba.
3. Thánh Albertô Cả đã
đóng góp cho hội thánh những gì?
Khoảng năm 1240, người
tới Paris làm giáo sư. Lời người có
uy tín đến nỗi để chấm dứt cuộc tranh luận chỉ cần nói: "Thầy Albertô đã
nói vậy".
Người viết nhiều tác
phẩm về nhiều đề tài khác nhau: thần học, toán học, luân lý, chính trị, triết
học, hình học, địa chất học ...
4. Thánh Albertô Cả
được phong thánh và tước hiệu tiến sĩ hội thánh năm nào?
- Được đức Piô XI tôn
phong hiển thánh ngày 16-12-1931 và được đức Piô XII tuyên phong tiến sĩ hội thánh
năm 1942. Người còn được mệnh danh là "Tiến Sĩ Bách Khoa".
- Lễ kính vào ngày 15-11 hằng năm.
THÁNH CATARINA SIENA
Trinh nữ, tiến sĩ hội thánh (1347-1380)
1. Thánh Catarina Siena
sinh ra và qua đời năm nào?
Thánh Catarina sinh năm
1347 tại nước Ý, là con kế út
của một gia đình 25 người con và qua đời ngày 29-4-1380.
2. Những sự kiện chính
trong cuộc đời của thánh nữ Catarina Siena là gì?
- Ngay khi 7 tuổi, Catarina đã khấn với Đức Maria nhận Chúa Giêsu là vị hôn phu duy nhất của mình.
- Năm lên 12 tuổi, cha mẹ có ý muốn gả chồng cho Catarina, nhưng họ
không thể thay đổi được ý định của cô.
- Năm lên 16 tuổi, Catarina được mặc áo dòng ba Đaminh. Trong 3 năm thực
hành nếp sống khổ chế,
thánh nữ chỉ rời phòng riêng khi đi lễ và xưng tội.
3. Cuộc đời thánh
Catarina Siena có những nét đặc biệt nào?
- Được ơn thấu suốt các tâm hồn, thánh nhân đã trở nên nơi tập họp của
một lớp người đông đảo thuộc đủ mọi thành phần. Người ta gọi nhóm người quy tụ
bên người là "Trường phái thần bí".
- Thánh nữ đã rảo qua những thành
phố Florence, Pisa, Lucca, Rome, Avignon để trình bày về Thiên Chúa, cũng như
qua nhiều thư từ gửi cho các vua chúa và cả giáo hoàng. Mọi người đều ngạc
nhiên khi thấy một người con gái bình thường lại có thể diễn đạt tư tưởng như
một nhà thần học và một nhà triết học.
- Mặc dù không biết chữ nhưng cùng một lúc người có thể đọc cho hai hay
ba thư ký viết về những đề tài khác nhau. Mang lại an bình cho hội thánh, nên thánh nữ được mệnh danh là “Thiên thần hòa giải”.
- Ngày 1-4-1375, thánh nữ được
ghi năm dấu thánh Chúa
Giêsu.
4. Thánh Catarina Siena
đã đóng góp những gì cho hội thánh?
- Thánh nữ đã để lại 381 lá thư gửi cho mọi thành phần, đặc biệt tác
phẩm Đối Thoại.
- Năm 1376, thánh nữ thuyết phục đức Gregory XI từ Avignon, nước Pháp,
trở về Rome, chấm dứt khoảng 70 năm các vị giáo hoàng liên tục lập giáo đô ở
ngoài thành Rome.
- Thánh nữ từng được đức Urbanô VI (1378-1389)
mời về giáo triều làm cố vấn cho người.
5. Thánh Catarina Siena
được phong hiển thánh và tiến sĩ hội thánh khi nào?
- Ngày 29-6-1461, đức Piô II tôn phong
thánh nữ lên bậc hiển thánh.
- Ngày 4-10-1970, đức Phaolô VI tuyên phong người vào hàng tiến sĩ hội thánh.
- Lễ kính vào ngày 29-4
hằng năm.
Tu sĩ (1585-1645)
1. Thánh Gioan Macias sinh ra và qua đời năm nào?
Thánh Gioan Macias sinh 1585 tại nước Tây Ban Nha và
qua đời năm 1645.
2. Cuộc đời thánh Gioan Macias có những đặc điểm nào?
- Ngay từ lúc còn nhỏ,
cậu Gioan đã là một người đứng đắn và đạo đức, có lòng mộ mến và siêng năng lần
chuỗi kinh Mân Côi. Cậu thường lần chuỗi mỗi ngày 3 lần để cầu nguyện cho bản
thân, cho người tội lỗi và cho các linh hồn.
- Gioan đã đi qua nhiều
nơi trên miền đất Nam Mỹ và cuối cùng đến Lima. Tại đây, Gioan xin gia nhập
dòng Đaminh theo bậc trợ sĩ. Thầy Gioan là bạn thân của thầy Martin de
Porres.
3. Thánh Gioan Macias có những nhân đức chói ngời nào?
- Theo gương thầy Martin de Porres,
thầy Gioan đã sống một cuộc đời khổ hạnh bằng cách ăn chay, mặc áo nhặm, đánh
tội phạt xác bằng roi sắt và thường thức khuya để cầu nguyện. Thầy quả là một
người khiêm nhường, rất đáng mến phục.
- Trong 12 năm ròng rã,
thầy Gioan đã nâng đỡ, an ủi, chia sẻ với những người bị tù đày, áp bức, những
người bị gạt ra bên lề xã hội. Thầy còn tỏ bày lòng yêu thương nồng nhiệt đối
với bệnh nhân và những người nghèo khổ.
- Thầy hăng hái hết
lòng khuyên bảo những người đang rơi vào cơn khủng hoảng và dẫn dắt họ đến gặp
gỡ Chúa.
- Tuy không có điều
kiện trau dồi kiến thức, nhưng thầy vẫn có khả năng nói về Thiên Chúa
như một tiến sĩ.
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Gioan Macias như thế nào?
- Năm 1837, đức Gregory
XVI tôn phong chân phước cho thầy.
- Ngày 28-9-1975,
đức Phaolô VI tôn phong thầy lên bậc hiển thánh.
- Lễ kính ngày 18-9 hằng năm.
Tu sĩ (1579-1639)
1. Thánh Martin de Porres sinh ra và qua
đời năm nào?
Thánh Martin de Porres sinh năm 1579 ở Lima
nước Peru, là con ngoại hôn của một phụ nữ da đen
và qua đời
ngày 3-11-1639.
2. Cuộc đời thánh Martin de Porres có những đặc
điểm nào?
- Ngay khi còn nhỏ, Martin
đã biết thể hiện lòng thương cảm đối với những người nghèo khổ.
- 15 tuổi, Martin xin
vào tu viện dòng Đaminh làm người giúp việc. Cậu thích làm những việc khiêm tốn
đến độ đã được biệt danh là "thầy chổi".
- Thầy Martin đã săn
sóc, cứu giúp các bệnh nhân và những người đau khổ không phân biệt màu da, giai
cấp. Thầy còn bày tỏ lòng thương cảm với cả thú vật trong nhà cũng như ngoài
đồng.
- Để thưởng lòng trong
trắng, đức bác ái và sự khiêm tốn, Thiên Chúa đã ban cho thầy ơn chữa bệnh, nói
tiên tri và làm nhiều phép lạ.
3. Thánh Martin de Porres có đời sống tâm
linh như thế nào?
- Người đặc biệt tôn
sùng Chúa Giêsu Thánh
Thể.
- Thánh nhân kín múc
sức mạnh trong kinh nguyện và khổ hạnh. Người thường cầu nguyện hằng đêm rồi
ngủ trên cái cáng dùng khiêng xác chết.
- Người sùng kính Đức
Maria và chuyên chăm lần hạt Mân Côi.
4. Thiên Chúa ban thưởng hạnh phúc nước trời cho thánh nhân
như thế nào?
- Năm 1837, đức Gregory
XVI phong thầy lên hàng chân phước.
- Ngày 6-5-1962,
đức Gioan XXIII phong thầy lên bậc hiển thánh.
- Hương
thơm thánh thiện và “Tấm Lòng Vàng” của ngài còn mãi lan tỏa theo thời gian.
- Lễ kính ngày 3-11 hằng năm.
Giáo hoàng (1504-1572)
1. Thánh giáo hoàng Piô V
sinh ra và qua đời năm nào?
Thánh giáo hoàng Piô V
sinh năm 1504 tại nước Ý và qua đời ngày 1-5-1572.
2. Cuộc đời thánh giáo
hoàng Piô V có những đặc điểm nào?
- Vì gia đình nghèo túng nên người phải đi chăn chiên. Năm 14 tuổi, gia
nhập dòng Đaminh và được mang tên là Micae Ghislieri.
- Năm 1528, thụ phong
linh mục. Năm 1556, đức Phaolô IV đặt làm giám mục
và năm
1557, được vinh thăng hồng y.
- Người được bầu làm giáo hoàng
ngày 7-1-1566
với danh hiệu là Piô V.
3. Thánh Piô V đã có những công trình gì để lại cho hội thánh?
- Thánh Piô V đã cho
công bố sách "Bổn Rôma", ấn hành bộ "Sách Nguyện",
"Sách Lễ Rôma".
- Thánh nhân quan tâm
nhiều đến việc thánh hóa hàng giáo sĩ.
- Đức Piô V đã cổ võ và
mời gọi các tín hữu gia tăng cầu nguyện bằng chuỗi kinh Mân Côi. Sau sự kiện
vịnh Lepanto, người đã lập lễ Đức Bà Thắng Trận, nay là lễ Đức Mẹ Mân Côi (kính
ngày 7-10).
4. Đức Piô V được phong hiển thánh khi nào?
- Ngày 22-5-1712, đức Clement
XI tôn phong thánh nhân lên bậc hiển thánh.
- Lễ kính vào ngày 30-4 hằng năm.
THÁNH RAYMOND PENYAFORT
Linh mục (1175-1275)
1. Thánh Raymond sinh
ra và qua đời năm nào?
Thánh Raymond chào đời
năm 1175 tại nước Tây Ban Nha và qua đời ngày 6-1-1275.
2. Những sự kiện chính
trong cuộc đời của thánh nhân là gì?
Thánh Raymond đã dành
trọn thời gian vào việc học hành và thực tập các nhân đức. Vì tinh thần hiếu
học và muốn giúp ích cho hội thánh đắc lực hơn, ngài qua Ý để tiếp tục học luật
tại Bologna. Tại đây, ngài đã tốt nghiệp tiến sĩ và thành công trong nghề luật
sư, lại còn giảng dạy tại đại học Bologna trong 3 năm.
3. Thánh nhân đã đóng
góp gì cho hội thánh?
Đức Gregory IX đã ủy
thác cho thánh nhân thu thập các sắc
lệnh của các đức giáo hoàng và các công đồng. Thánh nhân đã gom góp các sắc
lệnh này thành năm cuốn sách và được phê chuẩn năm 1234.
4. Thánh nhân đã đóng
góp gì cho dòng?
Năm 1238, thánh nhân
được bầu làm bề trên tổng quyền thứ hai, sau cha Jordan Saxony. Suốt hai năm
làm bề trên, người đã đi bộ đến thăm viếng mỗi tỉnh dòng để hun nóng lòng nhiệt
thành của các tu sĩ. Hai năm sau, người xin từ chức vì tuổi già sức yếu.
5. Thánh Raymond được
phong thánh năm nào?
- Đức Clement VIII đã
phong hiển thánh cho người vào ngày 29-4-1601. Thánh Raymond được mệnh danh là
bổn mạng các luật gia.
- Lễ kính vào ngày 7-1 hằng năm.
THÁNH ROSA LIMA
Trinh nữ (1586-1617)
1. Thánh Rosa Lima sinh ra
và qua đời năm nào?
Thánh nhân có tên thật là Isabel Flores. Vì xinh đẹp nên được gọi là Rosa.
Rosa sinh tại Lima nước Peru năm
1586 và qua đời ngày 24-8-1617.
2. Cuộc đời thánh Rosa
Lima có những đặc điểm nào?
- Ngay từ nhỏ, thánh nữ đã sống một đời sống đoan trang đức hạnh, thánh
thiện mặc dù được cha mẹ chiều chuộng, yêu thương.
- Rosa Lima là một thiếu nữ được Chúa ban cho một sắc đẹp khôn sánh, đến nỗi được mệnh danh là “Hoa hồng thủ đô Lima”.
- Bước qua tuổi 15, thánh nữ dốc quyết từ khước hôn nhân. Cô đã cắt ngắn
mái tóc đẹp hiếm hoi của mình. Sự từ khước này đã gây nên nhiều phản ứng khốc
liệt, người ta bắt đầu vu oan cho cô đủ điều, nhưng cô vẫn nhẫn nại chịu đựng
tất cả.
- Năm 18 tuổi, Rosa Lima gia nhập dòng ba Đaminh và nhận thánh Catarina Siena
làm mẫu gương đời mình.
- Thánh nữ quan tâm đón tiếp trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ; chăm sóc những
người yếu đau bệnh tật. Đây là công tác bác ái xã hội đầu tiên trong đất nước Peru.
3. Thánh Rosa Lima có đời
sống tâm linh như thế nào?
- Thánh nữ say mê yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và tôn sùng Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa.
- Thánh nữ chuyên cần phổ biến kinh Mân Côi.
- Người ước muốn hiến trọn toàn thân cho Chúa Giêsu.
- Người còn muốn trở nên vôi, nên đá để bít cửa hỏa ngục.
4. Thánh Rosa Lima đối
diện với đau khổ như thế nào?
Ngoài những hy sinh hãm mình tự ý, thánh Rosa còn phải trải qua những năm
tháng bị hiểu lầm, khủng hoảng đức tin. Dầu vậy, người vẫn nhẫn nại, khiêm tốn
chịu dựng và không bao giờ mất niềm tín thác vào lòng từ bi vô bờ của Chúa.
Vào những tháng cuối đời, căn bệnh ung thư làm thánh
nữ đau đớn dữ dội. Người thú nhận: “Tôi không hiểu được tại
sao bao nhiêu đau đớn như vậy lại đổ trên đầu một tạo vật”. Nhưng đầy can đảm,
thánh nữ nói: “Lạy Chúa xin tăng thêm những đau đớn, miễn là Chúa cũng thêm
lòng yêu mến cho con”.
5. Hội thánh đã tôn vinh
thánh Rosa Lima như thế nào?
- Đức Clement X đã phong hiển thánh cho người ngày 12-4-1671.
- Rosa Lima là vị thánh nữ đầu tiên của Châu Mỹ.
- Thánh Rosa Lima được đặt là đấng bảo trợ các nước Nam Mỹ.
- Cuộc đời của thánh nữ có thể đúc kết bằng một câu: Rosa
đã đục đẽo, đã gọt giũa và đã chạm trổ, khắc ghi hình ảnh Chúa Kitô trong chính
con người của thánh nữ.
- Lễ kính ngày 23-8 hằng năm.
THÁNH TÔMA AQUINÔ
Linh mục, tiến sĩ hội thánh (1225-1274)
1. Thánh Tôma Aquinô sinh
ra và qua đời năm nào?
Thánh Tôma Aquinô sinh tại
nước Ý vào năm 1225, và qua
đời năm 1274.
2. Những sự kiện chính
trong cuộc đời của thánh nhân là gì?
- Lúc 10 tuổi, các giáo sư đã khám phá ra dưới dáng vẻ nhút nhát của người, một trí khôn thượng thặng và một đời sống siêu nhiên
sáng ngời với các đức tính hiền hòa, tâm hồn trong trắng và tấm lòng bác ái.
- Khi chưa tốt nghiệp đại học, người đã quyết định vào dòng Đaminh.
- Lúc 20 tuổi, người đã được mời làm giáo sư tại Cologne, rồi đi Paris mở
trường dạy triết học và thụ phong linh mục.
- Kinh nguyện, làm việc và ý chí là những yếu tố tạo nên sức mạnh của thánh
nhân.
3. Thánh Tôma Aquinô đã
đóng góp cho hội thánh những gì?
Thánh nhân đã cống hiến
nhiều công sức cho hội thánh, đặc biệt là bộ "Tổng Luận Thần Học",
một tác phẩm thần học vĩ đại vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.
4. Thánh Tôma Aquinô được
phong thánh và tước hiệu tiến sĩ hội thánh năm nào?
- Năm 1323, được phong hiển thánh.
- Năm 1567, đức Piô V tuyên phong thánh nhân là tiến sĩ hội thánh với danh
hiệu “Tiến Sĩ Thiên Thần”.
- Năm 1880, đức Lêô XIII đã đặt người làm bổn mạng các đại học và các
trường Công giáo.
- Lễ kính vào ngày 28-1 hằng năm.
THÁNH VINCENTÊ FERRIER
Linh mục (1350-1419)
1. Thánh Vincentê Ferrier sinh ra và qua đời năm nào?
Thánh nhân chào đời tại Valencia
nước Tây Ban Nha ngày 23-1- 1350 và
qua đời ngày 5-4-1419.
2. Cuộc đời thánh Vincentê Ferrier có những đặc điểm nào?
- Năm 6 tuổi, Vincentê
đã được nhiều ân huệ đặc biệt: bạn bè thường vây quanh để cùng cậu tham gia
diễn lại những bài giảng ở nhà thờ một cách chính xác, hùng hồn, đáng ngạc
nhiên.
- Năm 12 tuổi, học triết học; 14 tuổi, học thần học. Thời gian này Vincentê từng làm phép lạ cho một đứa trẻ đã chết sống lại.
- Năm 17 tuổi, gia nhập dòng anh em Giảng Thuyết và đã có quyết định:
"Lạy Chúa, con chọn Chúa mãi mãi".
- Năm 20 tuổi, đã trở thành giảng viên triết học tại dòng Đaminh ở Lleida.
- Năm 1373, khi trở lại Barcelona để học tiếng Ả Rập và Do Thái, người đã
trở thành nhà giảng thuyết lừng danh.
- Từ năm 1385 tới năm 1390, người giảng thuyết thần học ở nhà thờ chính tòa
Valencia.
- Người làm nhiều phép lạ, và những phép lạ ấy đã hoán cải được nhiều tội
nhân.
3. Thánh Vincentê Ferrier có đời sống tâm linh như thế
nào?
- Người dâng lễ hằng ngày cách sốt sắng, soạn bài giảng dưới chân Thánh
giá; ăn chay hãm mình, đánh tội, thức đêm cầu nguyện.
- Người sùng kính đặc biệt Chúa Giêsu tử nạn và Mẹ Maria đồng trinh. Người xả thân trong hoạt động tông đồ, rao
giảng và giải tội.
- Cuộc đời luôn ướp đậm trong tình yêu Chúa, khiến người được ví như thiên
thần Chúa trong buổi lễ Hiện xuống.
- Tuy nhiên, người đã phải chịu nhiều đau khổ thử thách. Những lời vu oan
theo từng bước chân người,
và các tội nhân cứng lòng tìm hết cách để tiêu diệt người.
- Người nổi bật về tài hùng biện, nhấn mạnh về sự chết, thiên đàng và hỏa
ngục.
4. Thánh Vincentê Ferrier đóng góp cho hội thánh những
gì?
- Năm 1370, người đã trở thành giảng viên của dòng Đaminh ở Lleida, chuyên dạy triết học và thần học.
- Từ năm 1380 đến 1390,
người đảm trách nhiều nhiệm vụ do hồng y sứ thần Phêrô Luna và vua Gioan I nước
Aragon trao,
nhằm điều hợp những công việc giữa giáo quyền và chính quyền. Đồng thời, người
cũng tận tụy giảng thuyết nhiều nơi; người dồn hết tâm lực đi thuyết giáo lưu
động với tư cách là “Đặc sứ của Chúa Kitô”.
- Sau khi bỏ ngụy giáo
hoàng Biển Đức XIII, thánh nhân đã tận lực hoạt động để hội thánh đang bị nạn
ly giáo xâu xé, được bình an và hiệp nhất.
5. Hội thánh đã tôn vinh thánh Vincentê Ferrier
như thế nào?
- Ngày 29-6-1455, đức Calixtus III
đã tôn phong ngài lên bậc hiển thánh.
- Lễ kính ngày 5-4 hằng năm, (riêng dòng Đaminh kính ngày 5- 5).
1. Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh sinh ra và qua đời năm nào?
Sinh năm 1763 tại làng Vạn (Ngàn
Vân), tỉnh Bắc Giang, và ngày
5-9-1838, bị trảm quyết tại pháp trường ở Cổ Mễ.
2. Cuộc đời thánh Giuse Hoàng
Lương Cảnh có
những đặc điểm nào?
Gia nhập dòng ba Ðaminh, ông trở nên
người kitô hữu gương mẫu, làm nghề thầy thuốc và tận tụy chữa bệnh, nên có nhiều
dịp rửa tội cho các em bé gặp nguy tử. Giáo dân Thổ Hà tín nhiệm bầu ông làm
trùm họ. Từ đó, ông hăng say trong việc truyền giảng tin mừng.
3. Thánh Giuse Hoàng
Lương Cảnh có
những nhân đức chói ngời nào?
- Dù tuổi già sức yếu, cụ lang Cảnh vẫn giữ một lòng trung kiên và
vui lòng chấp nhận mọi hình khổ, không than van, không oán trách. Nhiều lần
quan bắt bước qua thánh giá, nhưng cụ quỳ xuống hôn tượng Chịu Nạn và thầm thĩ
đọc kinh, và vẫn cầu cho kẻ
hành hạ mình.
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Giuse Hoàng
Lương Cảnh như
thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 5-9
hằng năm.
THÁNH TÔMA NGUYỄN VĂN ĐỆ
1. Thánh Tôma Nguyễn
Văn Đệ
sinh ra và qua đời năm nào?
Sinh
năm 1811 trong một gia đình Công giáo tại làng Bồ Tràng, tỉnh Thái Bình. Vì lý
do sinh kế, anh theo cha mẹ về xứ Kẻ Mốt, Bắc Ninh. Bị quan
cho xiết cổ cho đến chết 19-12-1839.
2. Cuộc đời thánh Tôma Nguyễn
Văn Đệ có
những đặc điểm nào?
Là thợ may, gia nhập dòng ba Đaminh, khấn trong tù và
được mọi người yêu chuộng. Anh rất nhiệt tình với công việc trong xứ trong họ.
Hầu hết cờ quạt, đồ trang hoàng trong nhà thờ và nhà xứ đều nhờ đến bàn tay
khéo léo và sáng tạo của anh.
3. Thánh Tôma Nguyễn
Văn Đệ có
những nhân đức chói ngời nào?
Ngày 29.6.1830, quân
lính vây làng Kẻ Mốt, và ép buộc mọi người trên 18 tuổi phải đạp lên Thánh Giá,
anh biết mình không thể tránh được nữa, liền giã từ vợ, dặn đưa con về bên
ngoại, ôm hôn từng đứa, rồi ra trình diện. Đến trước Thánh Giá, anh quỳ xuống
cầu nguyện lớn rằng "Lạy Chúa! sẽ không bao giờ con bước qua mặt
Ngài". Quân
lính áp giải anh cùng với cha Tự, ông Trùm Cảnh, hai thày Uy, Mậu,
anh Mới và
Vinh về giam tại Bắc Ninh.
Anh nói với người vợ
đến thăm:
"Đừng khóc mình ạ!
Mình hãy về dạy dỗ các con nên người, dạy chúng thờ phượng Chúa. Tôi đã dâng
mình và các con cho Ngài. Nhớ cầu xin Chúa cho tôi được thêm sức mạnh để nhẫn
lại đến cùng".
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Tôma Nguyễn
Văn Đệ như
thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 18-12
hằng năm.
THÁNH ĐAMINH NGUYỄN VĂN HẠNH
1. Thánh Đaminh Nguyễn Văn Hạnh sinh ra và qua đời năm nào?
Sinh năm 1772 tại làng Năng A, tỉnh Nghệ An, thuộc giáo phận Tây
Đàng Ngoài. Bị chém đầu ngày 01-08-1838 tại pháp trường Bảy Mẫu.
2. Cuộc đời thánh Đaminh Nguyễn
Văn Hạnh
có những đặc điểm nào?
Sau khi làm linh mục, cha Hạnh xin gia nhập dòng Đaminh, và khấn ngày 22-08-1826
trong tay bề trên Amandi Chiêu khi đã 54 tuổi. từ ngày đó, cha càng tích cực
rao giảng danh Chúa và phục vụ các linh hồn.
Can đảm chấp nhận mọi
thử thách, cha
cương quyết không chịu đạp lên Thánh Giá. “Thưa quan, Thập Tự đối
với chúng tôi là hình Thánh Giá, tượng trưng cho ơn cứu chuộc, nên không ai được chà đạp, vì đó là
một trọng tội. "Dù
tôi được làm quan ngay hôm nay mặc lòng, tôi cũng không xuất giáo đâu. Tôi chỉ
mong được làm con Đức Chúa Trời thôi".
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Đaminh Nguyễn
Văn Hạnh
như thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 1-8
hằng năm.
THÁNH ĐAMINH PHẠM TRỌNG KHẢM
1. Thánh Đaminh
Phạm Trọng Khảm
sinh ra và qua đời năm nào?
Sinh
khoảng năm 1780 trong một gia đình bảy anh em giàu có tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định
(nay thuộc giáo phận
Bùi Chu). Ngày 18-1-1859, bị trói chân tay vào cột và bị xiết dây
vào cổ cho đến chết tại pháp trường Bảy
Mẫu, Nam Định, cùng với em họ là thánh Tả và con là thánh Thìn.
2. Cuộc đời thánh Đaminh
Phạm Trọng Khảm
có những đặc điểm nào?
Cậu nổi tiếng là người con có hiếu. Năm 18 tuổi, anh vâng lời song thân kết
hôn cùng cô Anrê Phượng, một thiếu nữ đạo hạnh trong làng. Hai vợ chồng sống
rất thuận hòa, được dân làng tin phục mến yêu. Đặc biệt hai người biết hiệp lực
giáo dục và khích lệ con cái học hành.
Các thừa sai cũng biết tiếng và đến trọ nhà cụ trong những ngày khó
khăn. Với giáo xứ, cụ cộng tác đắc lực với cha sở trong việc điều hành tổ chức họ
đạo. Với xóm làng, cụ là một người đức độ, quan tâm đến nhu cầu mọi người cả xác lẫn
hồn, sẵn sàng chia sẻ của cải cho kẻ nghèo khó, và khích lệ mọi người can đảm
trước những bách hại.
3. Thánh Đaminh
Phạm Trọng Khảm
có những nhân đức chói ngời nào?
Khi bị bắt, cụ Khảm đã gần 80 tuổi, vừa là tiên chỉ trong làng vừa
là hội viên dòng ba, kiêm chức trùm họ trong giáo xứ. Mọi người đều công nhận
cụ là người đạo đức, giàu lòng bác ái và lòng nhiệt tình trong những trách vụ. Suốt thời
gian tù, cụ vẫn là chỗ dựa là nguồn an ủi, là người khích lệ và chia sẻ tinh
thần cũng như vật chất cho các bạn tù.
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Đaminh
Phạm Trọng Khảm
như thế nào?
- Ngày 29-4-1951, đức Piô XII đã suy tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong người lên hàng hiển thánh.
- Lễ kính ngày 13-1
hằng năm.
THÁNH GIUSE NGUYỄN DUY KHANG
1. Thánh Giuse Nguyễn
Duy Khang
sinh ra và qua đời năm nào?
Sinh năm
1832, tại Cao mại, xã Trà Vi, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ngày 6-12-1861,
thày bị chém đầu tại pháp
trường Năm mẫu,
Năm 1867, theo lệnh của
đức cha Hy, thày cai Hinh, anh ruột của vị tử đạo đã dời hài cốt em của mình về
nhà nguyện Kẻ Mốt.
2. Cuộc đời thánh Giuse Nguyễn
Duy Khang
có những đặc điểm nào?
Cha qua đời sớm. Mẹ gởi cậu vào nhà Đức
Chúa Trời giúp việc cho cha Matthêu Năng, dòng Đaminh. Sau mười năm, cậu
được cha gửi vào chủng viện Kẻ Mốt, thầy xin gia nhập dòng ba Đaminh, và được
anh em tín nhiệm bầu làm trưởng tràng. Mặc dù bận rộn, thầy vẫn nêu gương sáng
cho anh em trong việc học hành và kỷ luật. Đạo đức, cương trực, nhưng lại luôn
luôn hòa nhã với hết thảy mọi người.
Vua Tự Đức ban
hành chiếu chỉ phân sáp ngày 05-8-1861. Ngày
18-9,
đức cha Hemosilla Liêm vô cùng đau đớn khi phải quyết định giải tán chủng viện
Kẻ Mốt. Thầy quyết theo đức cha, thầy đã chấp nhận bị bắt cho điều cao
thượng hơn: làm
chứng cho tình thương, cho lòng nhân ái và thứ tha của Tin mừng.
3. Thánh Giuse Nguyễn
Duy Khang
có những nhân đức chói ngời nào?
Đặc biệt ở trong tù,
thày vẫn tiếp tục viết thư cho các bạn học đang lưu lạc ở làng Hảo Hội.
"Các quan mới tra tấn tôi một kỳ để hỏi đức cha đã ở những đâu, song tôi
chẳng trả lời, trái lại vui lòng chịu đòn. Xin anh em cầu nguyện cho tôi".
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Giuse Nguyễn
Duy Khang
như thế nào?
- Ngày
20.5.1906, Đức Thánh Cha Piô X suy tôn Chân Phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 6-12
hằng năm.
THÁNH VINH SƠN PHẠM HIẾU LIÊM
1. Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu
Liêm sinh
ra và qua đời năm nào?
Sinh năm 1732 tại Thôn Đông, làng Trà
Lũ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc giáo xứ Phú Nhai, Bùi Chu) và bị xử trảm ngày 07-11-1773 tại pháp trường
Đồng Mơ, dưới thời chúa Trịnh Sâm.
2. Cuộc đời thánh Vinh Sơn Phạm
Hiếu Liêm
có những đặc điểm nào?
Sau ba năm học xuất sắc tại trường Juan de Letran. Phi Luật Tân,
thày xin gia nhập dòng Đaminh và lãnh tu phục ngày 09-09-1753.
Năm sau, thày tuyên khấn trọng thể cùng với ba tu sĩ đồng hương và lấy biệt
hiệu là Vinh Sơn Hòa Bình (Vincente de la Paz). Tiếp đó, thày Vinh Sơn học thêm
bốn năm thần học và được thụ phong linh mục năm 1758.
Ngày 2-10-1773, bị bắt với
hai chú Vũ, Bích. Quan trấn bắt hai cha Liêm và Gia mang chiếc gông có ghi bốn chữ "Hoa Lang Đạo Sư", rồi
trao cho quan phủ Thần Khê giải hai cha và hai cậu giúp lễ về kinh đô Thăng
Long, ra mắt chúa Trịnh Sâm. Chính tại đây đã diễn ra Hội Đồng Tứ Giáo.
Tại Thăng Long, có một quan lớn là chú của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Mẹ của quan
lớn, bà Thượng Trâm, quê xứ Hải Dương, vốn có đạo. Nhiều lần bà khuyên con tòng
giáo. Quan lớn liền nảy ra sáng kiến triệu tập đại diện bốn tôn giáo để trình
bày về đạo của mình. quan nói: "Lòng ta chuộng sự thật muốn biết đạo nào
là đạo chính để thờ phượng". Cuộc trao đổi kéo dài ba ngày, mỗi ngày một
vấn đề về nguồn gốc con người, mục đích cuộc đời và đời sau của mỗi người. Cha
Liêm và cha Gia đại diện đạo Thiên Chúa đã khéo léo trình bày đến nỗi quan lớn
phải trầm trồ khen ngợi. Nhưng vì biết phủ chúa vẫn cấm đạo, nên quan vẫn ngần
ngại chưa theo.
3. Thánh Vinh Sơn Phạm
Hiếu Liêm
có những nhân đức chói ngời nào?
Cha lần lượt đảm nhiệm các xứ Quất Lâm, Lục Thủy, Trung Lễ, Trung
Linh, Trung Lao, và từ khi cha Jacinto Gia bị bắt, cha kiêm luôn cả vùng Lai
Ổn.
Hoạt động tông đồ của cha không chỉ hạn hẹp trong các giáo xứ, mà
còn mở rộng đến các làng ngoại giáo, bất chấp những khó khăn nguy hiểm của thời
cấm cách, nhất là từ thời chúa Trịnh Sâm (1767-1782). Tại
bất cứ nơi nào, cha cũng luôn nhiệt tình yêu thương, giúp đỡ mọi người, nên ai
cũng hết lòng thương mến. Cha khích lệ mọi người thêm can đảm, cha an ủi những
người buồn sầu, và không nề hà bất cứ điều gì vì lợi ích thiêng liêng của họ.
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Vinh Sơn Phạm
Hiếu Liêm
như thế nào?
- Ngày 20-05-1906, đức Piô X suy tôn chân phước..
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 7-11
hằng năm.
THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ HÀ TRỌNG MẬU
1. Thánh Phanxicô
Xaviê Hà Trọng Mậu sinh ra và qua đời năm nào?
Sinh
năm 1740 tại làng Kẻ Diền, tỉnh Thái Bình. Bị chém cổ ngày
19-12-1839 tại Cổ Mễ.
2. Cuộc đời thánh Phanxicô
Xaviê Hà Trọng Mậu có những đặc điểm nào?
Được cha mẹ cho đi tu, trở thành thầy giảng, gia nhập dòng ba Đamonh và đi giúp nhiều giáo xứ.
"Tôi không ham chức quyền tôi chỉ muốn chết vì đạo".
3. Thánh Phanxicô
Xaviê Hà Trọng Mậu có những nhân đức chói ngời nào?
Thầy luôn nâng đỡ bốn người trong tù là thày Úy, các anh Mới, Vinh, Đệ. Thầy
nhắc anh em sống huynh đệ, an ủi giúp đỡ nhau. Thầy đại diện anh em viết thư ra
ngoài, hoặc trả lời các quan. Đặc biệt, thầy động viên anh em hăng hái làm việc
tông đồ ngay trong nhà tù. Trong hồ sơ phong thánh, cha Huấn dựa vào các thư
của thầy làm chứng rằng: "Thày Mậu vẫn dạy giáo lý cho các tù nhân, và rửa
tội được 44 người, trong đó có một tử tội tên Hưng, mới học đạo một tháng thì
bị xử, anh xin quan hoãn lại ít giờ để rửa tội, sau đó vui vẻ tiến ra pháp
trường".
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Phanxicô
Xaviê Hà Trọng Mậu như thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 19-12
hằng năm.
THÁNH GIUSE PHẠM TRỌNG TẢ
1. Thánh Giuse Phạm Trọng
Tả sinh ra
và qua đời năm nào?
Sinh khoảng năm 1800 tại
làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân trường tỉnh Nam Định.
Là anh em
thúc bá với thánh Khảm. Ngày
18-1-1859, bị trói chân tay vào cột và bị xiết dây vào cổ cho đến chết tại pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định, cùng với anh họ là thánh Khảm và cháu là thánh Thìn.
2. Cuộc đời thánh Giuse Phạm Trọng
Tả có những
đặc điểm nào?
Khi
bị bắt ông đã 60 tuổi, là một kitô hữu đạo đức, một hội viên dòng ba Đaminh và
là cựu chánh tổng đã chu toàn chức vụ của mình. Phụ lực với cháu Cai Thìn, ông
tìm cách giúp mọi người sống đạo trong hoàn cảnh khó khăn.
3. Thánh Giuse Phạm Trọng
Tả có những
nhân đức chói ngời nào?
Gia phả con cháu ghi rằng: "Đầy tớ ông rất
đông, chưa tết ông đã đi thăm viếng từng nhà và cho tiền mừng rất hậu. Số tiền
ấy thường gấp đôi số quà cáp họ biếu xén ông trong năm. Tiền thóc gia nhân vay
mượn ông thường cho một nửa, nếu túng quá thì cho luôn. Công nợ của dân trong
làng cũng châm chước như thế. Khi bà cai lên tiếng cằn nhằn, ông thản nhiên trả
lời 'mình quên nợ người, Chúa quên tội mình'".
Ông Cai Tả không cương
quyết không xúc phạm Thánh Giá, ông còn khuyên bảo mọi người đừng phạm thứ tội
mà ông gọi là "ghê tởm" đó.
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Giuse Phạm Trọng
Tả như thế
nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 13-1
hằng năm.
THÁNH LUCA PHẠM TRỌNG THÌN
1. Thánh Luca Phạm Trọng
Thìn sinh
ra và qua đời năm nào?
Là con trai thánh Khảm, sinh khoảng năm
1820 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định. Ngày 18-1-1859, bi trói chân tay vào cột và bị xiết dây vào cổ cho đến
chết tại pháp
trường Bảy
Mẫu, Nam Định, cùng với cha là thánh Khảm và chú là thánh Tả.
Cậu đã lớn lên trong gia đình
đạo đức, được ăn học thành người. Là một mẫu gương thánh
thiện, một hội viên dòng ba Đaminh đạo đức, một thủ lãnh đáng tin cậy.
Khi
bị bắt ông Cai Thìn khoảng 40 tuổi và đang là Chánh Tổng, vừa quyền thế vừa uy
tín.
3. Thánh Luca Phạm Trọng
Thìn có những
nhân đức chói ngời nào?
Khi quan yêu cầu ông
viết những suy nghĩ của mình lên giấy, Cai Thìn đã viết bảng tuyên xưng Đức Tin
rõ rệt và can đảm như: "Tôi là một Kitô hữu, tôi sẳn sàng chấp nhận mọi
cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ
trong đạo tôi thờ. Chính tay tôi viết điều này. Luca Thìn".
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 13-1
hằng năm.
THÁNH TÔMA ĐÀO ĐÌNH TOÁN
1. Thánh Tôma Toán sinh ra và qua đời năm nào?
Sinh năm 1764 tại làng Cần Phán, tỉnh Thái Bình. Thày già Toán phải chịu đói khát hoàn toàn cho đến khi ngã gục và
tắt hơi thở trong tù ngày 27-06-1840.
Thời Minh Mạng bách
hại, là thầy giảng và dòng ba
Đaminh, thầy là cánh tay phải đắc lực của cha già
Tuyên trong việc tông đồ.
Cuộc tử đạo của thày được ghi dấu bằng hai lần chối đạo :
- Lần
thứ nhất, sau một tháng bị tra khảo, ngày 19-01-1840,
thầy đã nhát sợ bước qua Thánh Giá. Thế nhưng Tổng đốc Trịnh Quang Khanh vẫn
chưa tha cho thầy. Về ngục, cha Giuse Hiển đã ân cần khuyên thầy thống hối và tiếp
tục tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa.
- Lần
thứ hai, ngày 18-04, quan Trịnh Quang Khanh bắt hai người đã xuất giáo đến xúi giục
thầy, và dọa nếu không thành công sẽ giết cả hai. Những người này năn nỉ khóc
lóc xin thày thương kẻo họ bị chết, và họ nói nhiều lời phạm đến Chúa và Đức Mẹ
suốt hai ngày liền. Để họ khỏi phạm thượng, thầy lại bước qua Thánh Giá. Lần
này, thấy mình quá dại dột để bị đánh lừa, thầy thống hối khóc lóc đêm
ngày không ai ngăn cản được. 15 ngày sau, cha Đaminh Trạch bị bắt cũng được dẫn
tới giam chung một ngục, cha an ủi và giải tội cho thầy. Từ đây,
thầy trở thành một con người mới, đủ sức đương đầu cách phi thường với những
thử thách nặng nề hơn trước.
3. Thánh Tôma Toán có những nhân đức chói ngời nào?
Sau 13 ngày bị lột trần phơi nắng phơi sương, không một hạt cơm vào
bụng, quân lính đem bày trước mặt thầy một mâm cơm đầy thức ăn ngon và mời mọc.
Thế nhưng cụ già 76 tuổi đó đã dũng cảm từ chối: "Nếu ăn mà phải xuất giáo,
tôi không bao giờ ăn".
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Tôma Toán như thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 27-6
hằng năm.
1.Thánh Đaminh Vũ Đức
Trạch sinh
ra và qua đời năm nào?
Sinh năm 1793 tại họ Ngoại Vối, tỉnh Nam Ðịnh. Làm linh mục năm 30 tuổi. Năm sau, cha
xin vào dòng Ðaminh và tuyên khấn ngày 3-6-1825. Ngày 18-9-1840, bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định.
2. Cuộc đời thánh Đaminh Vũ Đức
Trạch có
những đặc điểm nào?
Cha sống nghiêm ngặt và hết lòng tuân
giữ kỷ luật dòng. Tuy mang trong mình chứng bệnh lao phổi nan y, cha vẫn giữ đủ
luật ăn chay hãm mình và chu toàn mọi công tác.
3. Thánh Đaminh Vũ Đức
Trạch có
những nhân đức chói ngời nào?
Trong tù, mặc dù kiệt
sức vì mắc bệnh, cha vẫn cố gắng an ủi khuyên nhủ các giáo hữu và giải tội cho
họ. Đặc
biệt cha đã cảm hóa thầy Tôma Toán, người đã chối đạo. Tôi thà bị chết chớ
không bước qua thánh giá.
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Đaminh Vũ Đức
Trạch như
thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 5-9
hằng năm.
Lời nguyện
Lạy chúa, Chúa đã tưới
gội quê hương Việt Nam chúng con bằng máu của thánh Ðaminh Trạch. Nhờ sự chuyển
cầu của người, xin cho hạt giống đức tin và sự nhận biết Chúa Kitô luôn được
triển nở mạnh mẽ trên quê hương chúng con. Chúng con cầu xin ...
THÁNH PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỰ
Sinh
năm 1796 tại Ninh Cường, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Ðịnh và ngày 5-9-1838, bị trảm quyết tại pháp trường ở Cổ Mễ.
2. Cuộc đời thánh Phêrô Nguyễn
Văn Tự có
những đặc điểm nào?
Từ thuở niên thiếu, cậu đã dâng mình cho Chúa và thụ phong
linh mục năm 30 tuổi. Sau đó, cha xin gia nhập dòng Ðaminh và được cha Amandi
Chiêu nhận lời khấn ngày 4-1-1827.
- Trong suốt 12 năm thi hành tác vụ linh mục, cha là một tu sĩ
gương mẫu và là nhà truyền giáo nhiệt thành. Cha luôn tận tụy với công việc, không
quản ngại khó khăn, luôn đối xử hòa nhã và rất mực yêu thương mọi người.
- Bị bắt và bị giải về Ninh Tài, cha bị tra khảo và bắt bỏ đạo, nhưng cha
vẫn giữ vững đức tin và động viên các giáo dân can đảm tuyên xưng đạo thánh.
Cha đã không ngừng nhắc lại lời Chúa xưa: "Ai chối Thầy trước mặt người
đời; Thầy sẽ chối người ấy trước mặt cha Thầy, Ðấng ngự trên trời" (Mt 10:33).
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Phêrô Nguyễn
Văn Tự như
thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 5-9
hằng năm.
THÁNH ĐAMINH VŨ ĐÌNH TƯỚC
1. Thánh Đaminh Vũ Đình
Tước sinh
ra và qua đời năm nào?
Sinh
năm 1775 tại làng Trung Lao, tỉnh Nam Định. Bị nhát búa lên đầu và qua
đời ngày 02-04-1839.
2. Cuộc đời thánh Đaminh Vũ Đình
Tước có những
đặc điểm nào?
Từ bé, cậu đã tỏ ra là người đạo đức vững chắc. Làm linh mục,
cha tận tụy không biết mỏi mệt trong việc thánh hóa các tín hữu. Ngày
17-04-1811, cha xin nhập dòng Đaminh và tuyên khấn ngày 18-04-1812.
Vị linh mục đạo đức đã sống những khoảnh khắc cuối cùng của đời
mình như một Thánh lễ. Bị đánh trọng thương nằm giữa các tín hữu thân mến và
hấp hối trong vũng máu đào của chính mình, thánh nhân vẫn tiếp tục khích lệ anh
em, vẫn dâng lời chúc tụng tạ ơn tha thiết và dâng chính mạng sống cho Đức
Kitô, Đấng ngài không ngừng gọi tên trong giây phút sau hết.
Ông Đaminh Đoài kể rằng "Cha Đaminh Tước trú ẩn ở nhà tôi hai
tháng. Trong thời gian này, tôi chứng kiến đời sống đạo đức sâu xa
của cha: thức trắng đêm để cầu nguyện, và dâng thánh lễ ngay từ tảng sáng.
Khi đó tôi ra ngoài vườn canh chừng giúp cha. Một hôm tôi hỏi cha: "Nếu
người ta đến bắt cha, cha sẽ xử trí thế nào". Cha liền đáp "Chạy trốn
nếu có thể, còn không thể trốn nữa thì vâng theo ý Chúa". Điều cha thường
lo lắng là làm thế nào tránh không gây thiệt hại cho chúng tôi, những người cho cha trú ẩn …".
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Đaminh Vũ Đình
Tước như
thế nào?
- Ngày 27-5-1900, đức Lêô XIII đã suy
tôn chân phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 2-4
hằng năm.
THÁNH VINH SƠN ĐỖ YẾN
1. Thánh Vinh Sơn Đỗ
Yến sinh
ra và qua đời năm nào?
Sinh năm
1764 (thời Hậu Lê), tại Trà Lũ, xứ Phú Nhai, tỉnh Nam
Định. Ngày
30-06-1838,
tại pháp
trường ớ ngã tư, gần họ Bình Lao, cách thành Hải Dương một cây số vế phía Tây, một
nhát gươm vung lên đầu vị tử đạo rơi xuống đất.
2. Cuộc đời thánh Vinh Sơn Đỗ
Yến có những
đặc điểm nào?
Cậu sống đời tu trì
ngay từ thời niên thiếu. Thầy được đức giám mục Delgado Y phong chức linh mục
năm 1798.
Ngày 22-07-1807,
cha lãnh áo dòng Đaminh và được tuyên khấn năm sau. Đời tu dòng giúp cha kết
hiệp mật thiết hơn với tình yêu Chúa. Sống rất khiêm tốn, thường hy sinh hãm
mình và thầm lặng lâu giờ trong chiêm niệm. Tâm hồn luôn bùng cháy lòng mến
yêu, cha nhiệt tâm với tông đồ truyền giáo, không nề quản mệt nhọc hay hiểm
nguy đến tính mạng. Dưới triều Gia Long (1802-1820) và đầu thời Minh Mạng, cha
thi hành sứ mệnh tông đồ trong bầu không khí bình an. Thoạt tiên, cha
đảm trách giáo xứ Kẻ Mốt, sau chuyển sang xứ Kẻ Sặt, thuộc tình Hải Dương. Nơi
nào cũng hết mình củng cố đức tin cho các tín hữu và hoán cải nhiều người ngoại
giáo tin theo đạo Chúa. Các tín hữu khẳng định ngài luôn vui tươi khôn ngoan,
bình tĩnh, dịu hiền và thánh thiện.
Không muốn gây liên lụy
cho đoàn chiên, cha đã
từ giã xứ Kẻ Sặt thân thương lên đường bước tới một phương trời vô định… Trước hết, đến
họ Thừa, nhưng thấy nơi đây không bảo đảm, cha lại lên đường đến họ Lực Điền, Hưng
Yên.
3. Thánh Vinh Sơn Đỗ
Yến có những
nhân đức chói ngời nào?
Được họa lại dưới chân
dung một cụ già tuổi ngoài thất tuần, râu tóc bạc phơ sau hơn bốn mươi năm tận
tụy với đoàn chiên Chúa tại nhiều giáo xứ ở Hải Dương. Như lương y tận tâm với
con bệnh, vị linh mục cao niên khả kính, đạo dức, hiền từ ấy đã luôn hiện diện
giữa giáo hữu trong mọi cơn thử thách.
4. Hội thánh đã tôn vinh thánh Vinh Sơn Đỗ
Yến như thế
nào?
- Ngày
27.5.1900, Đức Đức Lêo XIII suy tôn Chân Phước.
- Ngày 19-6-1988, đức Gioan Phaolô II
tôn phong hiển thánh.
- Lễ kính ngày 30-6
hằng năm.
Comments
Post a Comment