Huấn luyện căn bản 7
Thời kỳ tuyên hứa
KINH PHỤNG VỤ
CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ LÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TOÀN THỂ DÂN THÁNH
Đức
Giêsu đã truyền dạy: “Anh em phải cầu nguyện luôn và không bao giờ được
chán nản” (Lc 18,1), Hội Thánh đã trung thành với lời nhắn nhủ đó và cầu
nguyện không ngừng. Mệnh lệnh này không chỉ được thực hiện trong thánh lễ nhưng
còn trong nhiều dịp khác nữa, nhất là khi cử hành các giờ kinh, vì đây là một
trong những hoạt động chính yếu của phụng vụ trong Hội Thánh.
Nhưng
tại sao lại là các giờ kinh phụng vụ? Lý do là thực thi mệnh lệnh của Đức
Giêsu, thứ đến là “thánh hiến toàn bộ chu kỳ ngày đêm” (QĐ 10) và để dưới gầm
trời này luôn vang lời ca tụng Thiên Chúa vì những ơn lành Người đã ban.
Để
thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cử hành, cần qui chiếu vào mẫu
gương cầu nguyện của Chúa Giêsu và các tông đồ cũng như cộng đoàn tín hữu thời
Giáo Hội sơ khai.
1. Các giờ kinh phụng vụ là gì?
Các giờ kinh phụng vụ là lời ca ngợi, khẩn
cầu và thật là lời cầu nguyện của hội thánh cùng với Chúa Kitô và dâng lên Chúa
Kitô (Văn kiện trình bày và quy định các GKPV, số 2).
2. Mục đích của các giờ kinh phụng vụ là
gì?
Mục đích của các giờ kinh phụng vụ là nhằm
thánh hóa ngày giờ và toàn bộ sinh hoạt của con người (Văn kiện trình bày và
quy định các GKPV, số 11).
3. Ý nghĩa việc cử hành các giờ kinh phụng
vụ là gì?
Việc
cử hành các giờ kinh phụng vụ mang những ý nghĩa sau:
- Cùng
toàn thể hội thánh dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng, để xin Người thánh hóa mọi thời khắc của cuộc sống.
- Sống
hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ.
- Chia
sẻ những tâm tình, hoàn cảnh sống qua các thánh vịnh.
- Lắng
nghe và được Chúa chỉ dạy bằng chính những lời quyền năng của Người.
- Dâng
lên Chúa lời cầu nguyện tông đồ cho chính mình và mọi người.
4. Có những giờ kinh phụng vụ nào trong
ngày?
Có các giờ kinh sau: kinh sách, kinh sáng,
kinh trưa (giờ ba, giờ sáu, giờ chín), kinh chiều và kinh tối. Trong đó có 2
giờ kinh quan trọng là kinh sáng và kinh chiều.
5. Ý nghĩa của giờ kinh sáng là gì?
Kinh sáng nhằm thánh hóa thời khắc ban mai
khi bắt đầu một ngày mới, để
dâng lên Chúa những tác động đầu tiên của lòng trí chúng ta. Kinh sáng được đọc
vào lúc bình minh ló rạng để ca ngợi Đức Kitô Phục sinh là mặt trời công chính,
là ánh sáng thật chiếu soi mọi người.
6. Ý nghĩa của giờ kinh chiều là gì?
Kinh chiều được
cử hành vào lúc ban chiều khi ngày vừa xế bóng, để tạ ơn những gì Thiên Chúa ban hoặc những việc lành ta đã làm
trong ngày. Kinh chiều cũng nhắc nhớ đến công trình cứu chuộc của Chúa, và niềm
hy vọng về ánh sáng không hề tàn lụi.
7. Giờ kinh sáng gồm những phần nào?
Giờ
kinh sáng gồm:
- Giáo
đầu với điệp ca và thánh vịnh mở đầu.
-
Thánh thi.
- Ca
vịnh.
- Lời
Chúa.
-
Xướng đáp.
-
Thánh ca tin mừng.
- Lời
cầu.
- Kinh
lạy Cha.
- Lời
nguyện với câu kết dài.
8. Giờ kinh chiều gồm những phần nào?
Giờ
kinh chiều gồm:
- Giáo
đầu (không có thánh vịnh mở đầu).
-
Thánh thi.
- Ca
vịnh.
- Lời
Chúa.
-
Xướng đáp.
- Thánh
ca tin mừng.
- Lời
cầu.
- Kinh
lạy Cha.
- Lời
nguyện với câu kết dài.
a.
Giáo đầu
Giáo
đầu còn gọi là dẫn nhập vào kinh nguyện là phần đầu tiên khi bắt đầu giờ kinh
đầu tiên trong ngày, mục đích giúp nâng hồn lên ca tụng Chúa. Bao gồm câu mở
đầu; điệp ca (theo ngày hoặc mùa) và thánh vịnh 94 (hoặc Tv 99; Tv 66; Tv 23).
Vai
trò của thánh thi làm cho mỗi giờ kinh hay ngày lễ có sắc thái riêng và giúp
cho lúc khởi sự cầu nguyện được dễ dàng và vui vẻ hơn, nhất là khi có giáo dân
tham dự (QĐ 42). Trường hợp có thể, nên hát thánh thi.
Ba
thánh vịnh đã được chọn phù hợp với ý nghĩa và khung cảnh của mỗi giờ kinh. Bên
cạnh đó, cần nhớ thánh vịnh không phải là đoạn văn xuôi nhưng được soạn theo
thể thơ có vần điệu. Vì thế khi đọc trong cộng đoàn, cần hài hòa, ngắt nghỉ cho
phù hợp, yếu tố này cũng giúp ta cầu nguyện sốt sắng hơn.
Lời
Chúa được chọn tùy theo ngày, giúp hiểu ý nghĩa nổi bật của một đoạn kinh thánh
mà nhiều khi đọc một bài dài chúng ta không nắm bắt được hết ý tưởng. Cần phải
đọc và nghe bài này đích thực là một bản công bố Lời Chúa. Tuy nhiên, luật
phụng vụ không cấm chúng ta chọn một bài kinh thánh dài hơn hay thích hợp với
ngày lễ hôm đó.
Xướng đáp mang ý nghĩa toàn dân đáp lại lời của Thiên
Chúa vừa phán qua bài đọc kinh thánh. Cũng có thể dùng một bài hát thích hợp
thay cho phần xướng đáp, nhất là khi đã được hội đồng giám mục cho
phép.
Cộng đoàn long trọng hát
thánh ca tin mừng (kinh Sáng, Chiều
và Tối). Đây là truyền thống có từ xưa, diễn tả niềm tri ân và ca tụng công
trình cứu chuộc. Hội thánh khuyến khích hát thánh ca tin mừng vì đây là cao
điểm trong một giờ kinh phụng vụ. Điệp ca thay đổi theo ngày lễ.
Việc
ghi dấu thánh giá mỗi khi bắt đầu thánh ca tin mừng nhắc nhớ cho chúng ta công
trình nhập thể và cứu độ của Ngôi Hai Thiên Chúa. Ví ý nghĩa ấy, người tín hữu
vừa đọc và vừa ghi dấu thánh giá mà không cảm thấy đây là hành động gây lo ra,
chia trí.
Lời cầu diễn tả những ý
nguyện của hội thánh dâng lên Thiên Chúa. Sáng là để dâng ngày và công việc cho
Chúa. Chiều là để xin ơn. Lưu ý sau các lời cầu, cộng đoàn cần thinh lặng để
mỗi người dâng ý nguyện riêng, tháp nhập vào ý nguyện chung của cộng đoàn. Như
thế, chúng ta sẽ thấy giờ kinh phụng vụ không phải là những giây phút vô ích,
lạc lõng nhưng rất gần gũi, cụ thể và hữu ích. Đồng thời nói lên tinh thần hiệp
thông sâu xa của toàn thể hội thánh.
Kinh
Lạy Cha là lời cầu nguyện tiêu biểu và khuôn mẫu do chính Chúa Giêsu dạy. Tất
cả lời cầu nguyện của chúng ta được tháp nhập trong kinh Lạy Cha dâng lên Thiên
Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Sau kinh Lạy Cha (không đáp câu “Amen”, vị
chủ sự đọc tiếp phần lời nguyện. Lý do là từ phần lời cầu cho đến hết phần lời
nguyện là một chuỗi liên tục.
Vị
chủ sự đọc lời nguyện theo ngày lễ và kết thúc giờ kinh. Để ý nội dung lời
nguyện mà sử dụng câu kết thúc cho phù hợp. Cuối cùng là lời giải tán cộng
đoàn.
9. Tại sao người giáo dân Đaminh cần phải
chuyên chăm đọc kinh phụng vụ hằng ngày?
Người
giáo dân Đaminh cần phải chuyên chăm đọc kinh phụng vụ hằng ngày, vì:
- Các
đoàn thể giáo dân hội họp nhau bất cứ ở đâu cũng được mời gọi thi hành nghĩa vụ
của hội thánh mà đọc một phần các giờ kinh phụng vụ (Văn kiện trình bày và quy
định các GKPV, số 27).
- Luật
Sống kêu mời mọi thành viên huynh đoàn cầu nguyện bằng các giờ kinh phụng vụ.
10. Quy chế dạy chúng ta đọc các giờ kinh
phụng vụ như thế nào?
Qui
chế số 6 dạy: hằng
ngày, anh chị em nên nguyện kinh phụng vụ, nhất là kinh sáng và kinh chiều; nên
đọc chung với nhau tại nhà thờ hay nơi thích hợp. Khi không thể nguyện kinh
phụng vụ được, anh chị em có thể thay thế bằng việc đọc và suy niệm mầu nhiệm
kinh Mân Côi.
11. Chúng ta phải cử hành các giờ kinh
phụng vụ với cung cách nào?
Người giáo dân Đaminh cử hành các giờ kinh
phụng vụ cách long trọng, trang nghiêm và kính cẩn theo nghi thức truyền thống
của dòng anh em Giảng Thuyết.
12. Việc cử hành kinh phụng vụ trong dòng
Đaminh
Cũng
như các dòng tu khác trong giáo hội, việc cử hành các giờ kinh phụng vụ trong
dòng Đaminh đã được canh tân theo tinh thần của Công đồng Vatican II. Tuy
nhiên, dòng muốn duy trì và bảo vệ truyền thống tốt đẹp vốn tồn tại ngay từ
buổi đầu, nên hiện nay chúng ta còn thấy tồn tại
một số hình thức và cử điệu trong khi cử hành giờ kinh phụng vụ.
Những
cử hành này đôi khi làm cho những người không hiểu ý nghĩa và tinh thần cảm
thấy rườm rà, khó chịu. Nhưng chính những hình thức ấy làm cho chúng ta liên
kết thiêng liêng với các thánh và anh chị em trong gia đình Đaminh ngày càng
bền chặt hơn. Cụ thể chúng ta thấy khi nguyện kinh phụng vụ, dòng Đaminh có một
số tập tục như sau:
Phụng vụ của dòng Đaminh nhấn mạnh đến tính cộng đoàn. Vì
thế, khi cử hành phụng vụ, chúng ta hết sức chú trọng đến yếu tố này. Bên cạnh đó,
còn có tính cách long trọng nhưng đơn sơ. Nói như thế, nhiều người cảm thấy
dường như có sự mâu thuẫn. Tuy nhiên, chúng ta đừng lầm lẫn giữa tính cách long
trọng, trang nghiêm với kiểu cầu nguyện dài dòng, lê thê.
b. Cúi đầu khi đọc Vinh tụng ca
Yếu
tố này được kín múc từ một trong chín cách thức cầu nguyện của cha thánh Đaminh
(cách thứ nhất).
Chúng
ta kính cẩn cúi mình (bàn tay chạm đầu gối) khi nhắc đến tên
của Ba Ngôi là một điều hợp lẽ, chứ không phải cúi đầu vì chữ “Vinh danh” như
một số đoàn viên vẫn nghĩ xưa nay.
Cuối
cùng, một cách nào đó, xét trên mặt pháp lý, cha ông chúng ta thường nói: “Đáo
giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Điều này cho chúng ta một ý thức tôn
trọng những qui định chung của tập thể.
Tóm
lại, một khi chúng ta hiểu được ý nghĩa như vậy, chúng ta sẽ thực hành với lòng
yêu mến và ý thức. Nếu tình trạng thể lý ngày hôm đó không cho phép thì cũng
không buộc cá nhân phải cúi đầu và ngược lại, cộng đoàn cũng không lấy làm “gai
mắt” vì có ai đó không theo qui định chung của tập thể. Chúng ta cần một lòng
một ý trong việc cầu nguyện. Thiết tưởng đó là điều Chúa muốn hơn cả.
c. Rảy nước thánh
Việc
rảy nước thánh trên các thành viên trong cộng đoàn sau giờ kinh tối, xuất phát
từ việc cha thánh Đaminh được ơn thấy Đức Mẹ hiện ra và đi rảy nước thánh cho
các tu sĩ vào ban đêm trong tu viện. Dấu chỉ này nói lên việc các anh em được
Đức Mẹ che chở. Vì thế, phụng vụ của dòng
luôn trân trọng và thực hành nghi thức này với lòng tin tưởng vào sự gìn giữ
của Mẹ.
d. Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria
Không
phải chỉ riêng dòng Đaminh mới có lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ là Mẹ
chung của tất cả các tín hữu. Nhưng đối với dòng, các phần tử luôn ý thức sự
hiện diện và bảo trợ của Mẹ cho tập thể cũng như từng thành viên trong dòng một
cách đặc biệt. Lòng sùng kính ấy được thể hiện một cách đặc biệt nơi tước hiệu
Mẹ Mân Côi và Mẹ bảo trợ dòng.
Vậy, giờ kinh phụng vụ là lời cầu nguyện chính thức của hội
thánh dâng lên Thiên Chúa.
Vì thế, mọi người được kêu mời sử dụng để ca tụng Thiên
Chúa vì những hồng ân Chúa ban. Mỗi người chúng ta hãy biết quí trọng giờ kinh
phụng vụ và cố gắng cử hành sốt sắng. Cho dù chúng ta có đọc cùng cộng đoàn hay
cá nhân thì cũng nhân danh hội thánh.
Comments
Post a Comment