Văn thư cho phép thử nghiệm

LUẬT SỐNG HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐAMINH

TU CHÍNH NĂM 2023

 

Kính gửi cha Đặc Trách Huynh đoàn Phụ Tỉnh, quý Anh Chị Trưởng và toàn thể quý anh chị em trong các Huynh Đoàn Đa Minh trực thuộc Phụ Tỉnh Thánh Vinh Sơn Liêm tại Hải Ngoại.

Cha Giuse Ngô Văn Thích, O.P., Đặc Trách HĐ và quý anh chị em thân mến.

Phụ tỉnh Hội 2021, số 51 đã chỉ thị cha Đặc Trách Huynh đoàn Giáo Dân Đa Minh thành lập ban tu chính sách Luật Sống Huynh Đoàn, xem xét lại một số khoản trong Luật Sống, điểu chỉnh lại sao ho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của quý anh chị em.

Sau 2 năm tận lực làm việc, tham khảo, nghiên cứu các tài liệu của Dòng liên quan đến các thể lệ sinh hoạt của Huynh Đoàn, Ban Tu Chính đã hoàn tất công việc được trao phó và đã trình Sách Luật Sống được tu chính cho Phụ tỉnh vào ngày 2 tháng 12, năm 2022.  Đây là Luật Riêng được sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và đời sống của chúng ta tại Hải ngoại. Trước khi Luật Riêng này được đệ trình Ban Cố Vấn Phụ Tỉnh phê chuẩn, tôi muốn dành một thời gian cho các Huynh Đoàn thử nghiệm.

Vậy qua Văn Thư này, Phụ tỉnh tuyên bố Luật Sống được tu chính năm 2023, sẽ được thử nghiệm từ ngày Văn Thư này được công bố cho đến hết năm 2024 và chỉ thị cho quý anh chị trưởng của các Huynh Đoàn phổ biến, học hỏi và thử nghiệm áp dụng Luật Sống 2023 trong các Huynh Đoàn của mình.


Làm tại Tu Viện Thánh Đaminh, Calgary, Alberta, Canada với dấu ấn của Phụ Tỉnh, ngày 15 tháng 3, năm 2023.

 


                                             Ts. Phêrô Phạm Hương, O.P.

                                                         Bề Trên Phụ Tỉnh



QUY CHẾ

HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐAMINH

    PHỤ TỈNH THÁNH VINH SƠN LIÊM 2023

 

CHƯƠNG I: ƠN GỌI SỨ MẠNG

 

1.  Ơn gọi và sứ mạng người Kitô giáo dân. Nhờ bí tích thánh tẩy, người Kitô hữu giáo dân được thánh hiến cho Thiên Chúa: Lãnh nhận các chức vụ tư tế, ngôn sứ,               vương đế của Chúa Kitô và trở nên thành phần của hội           thánh.

Hơn nữa, nhờ bí tích thêm sức, họ được củng cố trong       Thánh Thần: Can đảm dấn thân cho sứ mạng của hội thánh bằng phương thức thánh hóa trần gian như men trong bột, theo đặc tính riêng biệt của ơn gọi giáo dân (x. GH 31, TĐGD 2, GLHTCG 897, 908, QL 1).

 2.  Ơn gọi giáo dân Đaminh. Được Chúa Thánh Thần tác   động, người giáo dân Đaminh sống ơn gọi Kitô hữu của mình theo đoàn sủng dòng Giảng Thuyết, nhờ việc tuyên hứa tuân giữ Luật Sống huynh đoàn giáo dân Đaminh (x. QL 2 và 14).

     3.  Sứ mạng người giáo dân Đaminh. Tham gia vào sứ vụ  tông đồ của dòng, người giáo dân Đaminh dấn thân cho việc loan báo tin mừng cứu độ cho mọi người bằng  đời sống cầu nguyện, hiệp thông huynh đệ, chuyên cần  học hỏi và hoạt động tông đồ theo hoàn cảnh riêng (x. QL 4).

 

CHƯƠNG II: ĐỜI SỐNG ĐOÀN VIÊN

 

MỤC 1: KẾT HỢP VỚI THIÊN CHÚA

A. Phụng vụ cầu nguyện

4.  Theo gương thánh Đaminh luôn nói với Chúa    và nói về Chúa”, đời sống chiêm niệm của chúng ta phải   là nguồn mạch nuôi dưỡng sứ vụ giảng thuyết ngược  lại sứ vụ giảng thuyết giúp cho đời sống chiêm niệm  được phong phú mang sắc thái tông đồ (x. HPNT 4).

 

5.  Thánh lễ các tích. Việc cử hành phụng vụ, đặc biệt  bí tích Thánh Thể, trung tâm của đời sống kết hợp với  Chúa (x. SHC 57). Anh chị em hãy siêng năng tham dự  Thánh lễ một cách ý thức, thành kính và sinh động (x. PV 11), cũng như sốt sắng nhận lãnh các bí tích khác, nhất là bí tích hòa giải.

     6.  Kinh phụng vụ. Các giờ kinh phụng vụ được hội thánh  lập ra để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời ngợi khen Chúa (x. PV 84). thế:

§I. Hằng ngày, anh chị em nên nguyện kinh phụng vụ, nhất là kinh Sáng và kinh Chiều; nên đọc chung với nhau tại nhà thờ hay nơi thích hợp.

§II. Khi không thể nguyện kinh phụng vụ được, anh  chị em có thể thay thế bằng việc đọc và suy niệm mầu nhiệm kinh Mân Côi.

 7.  Các hình thức cầu nguyện khác. Theo truyền thống của   dòng, phụng vụ chính thức luôn được sống động nối  dài bằng những hình thức cầu nguyện khác. Vì thế, anh    chị em hãy siêng năng chầu Thánh Thể, đọc suy niệm  Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa theo nhóm, đọc kinh Mân Côi hay cầu nguyện riêng...

 8.  Tĩnh tâm. Mỗi năm, ít là một lần, anh chị em nên tĩnh tâm chung  vào những dịp lễ như thánh Catarina (29-4), thánh tổ phụ Đaminh (8-8), Đức Mẹ Mân Côi (7-10), thánh Martin 3-11) hay bổn mạng huynh đoàn, để suy gẫm Lời Chúa, cầu nguyện khẩn thiết hơn và duyệt lại toàn bộ đời sống cá nhân và cộng   đoàn.

 

B. Sống tinh thần các lời khuyên Tin Mừng

9.  Đặt nền trên sự thánh hiến của tích thánh tẩy theo  gương thánh Đaminh, anh chị em sống tinh thần các lời  khuyên Tin Mừng trong bậc sống của mình.

§I. Sống tinh thần tuân phục để hiến dâng bản thân mình   làm của lễ, kết hợp với hiến tế của chính Đức Kitô, anh   chị em quyết tâm từ bỏ ý riêng để tuân phục thánh ý Thiên Chúa trong cuộc sống, vâng nghe giáo huấn của hội thánh và những hướng dẫn của các vị có trách nhiệm, cũng như mau mắn thi hành những quyết định của cộng đoàn.

§II. Sống tinh thần khiết tịnh để trở nên dấu chỉ sự trung  tín của Thiên Chúa đối với con người, cũng như của hội  thánh đối với Chúa Kitô, anh chị em quyết tâm tránh xa  những lối sống bất chính, nêu cao vẻ đẹp của đời sống khiết tịnh trong bậc độc thân hoặc hôn nhân.

§III. Sống tinh thần thanh bần để biểu lộ sự tín thác sống động vào Thiên Chúa và cộng tác với hội thánh trong sứ mạng làm thăng tiến con người, anh chị em quyết tâm không chạy theo lối sống hưởng thụ, nhưng sử dụng của cải cách hữu ích và biết quan tâm chia sẻ với những người nghèo khổ, kém may mắn.

§IV. Anh chị em hãy mang huy hiệu dòng như một dấu  chỉ anh chị em được thánh hiến và thuộc về Đức Kitô.

 

C. Hiệp thông với các thánh

10.    Trong ơn gọi và sứ vụ Đaminh, chúng ta được liên kết  với hội thánh vinh thắng và được chuyển cầu nhờ các chứng nhân đức tin. Anh chị em hãy sống mầu nhiệm hiệp thông các thánh, bằng việc tôn kính và noi gương các ngài, đặc biệt Đức Maria, thánh Giuse và các thánh  dòng.

 

11.    §I. Đức Maria là gương mẫu của việc suy niệm Lời Chúa mau mắn tuân phục, thế, hằng ngày, anh chị  em nên đọc và suy niệm các mầu nhiệm kinh Mân Côi, kinh Truyền tin, kinh lạy Nữ vương.

§II. Anh chị em hãy theo gương thánh Giuse, đấng luôn  trung tín với sứ mệnh Chúa giao phó.

12.    §I. Theo gương thánh Đaminh, anh chị em hãy “khao khát ơn cứu độ các linh hồn” và dẫn đưa mọi người về với Chúa bằng lời cầu nguyện đời sống chứng Tin  Mừng.

§II. Anh chị em cũng theo gương những vị thánh dòng,   nhất thánh nữ Catarina các thánh tử đạo Việt Nam.

§III. Hằng ngày, anh chị em hãy đọc kinh thánh Đaminh và thánh Catarina để biểu lộ lòng tôn kính và  yêu mến các ngài.

 

D. Khổ chế sám hối

13.    Anh chị em hãy quý chuộng các hình thức khổ chế của  dòng:

                1. Luôn hoán cải đời sống theo tinh thần sám hối của  Tin Mừng.

                2. Luôn tuân giữ Luật Sống.

               3. Luôn chuyên cần học hỏi các tài liệu huấn luyện để  thăng tiến ơn gọi.

     14.    Mỗi huynh đoàn nên quy định những hình thức sám  hối khác để thăng tiến đời sống Kitô hữu, đặc biệt vào những dịp tĩnh tâm và các dịp lễ nói ở số 8.

 

 

MỤC 2: HIỆP THÔNG HUYNH ĐỆ

15.    Qua lời tuyên hứa, anh chị em trở thành phần tử của huynh đoàn được tháp nhập vào dòng (x. QL 14).  vậy, anh chị em hãy sống đồng tâm nhất trí trong Chúa   và hòa hợp với nhau, trước hết, trong huynh đoàn, đồng   thời mở rộng sự hiệp thông với các huynh đoàn khác trong phụ tỉnh, toàn dòng các thành phần khác trong  gia đình Đaminh. Sự hiệp thông này không những không cản trở, mà còn tăng cường sự hiệp thông trong hội thánh địa phương cũng như toàn cầu.

 16.    Trong huynh đoàn, mặc dầu anh chị em có khác biệt về  tuổi tác, giới tính và phận vụ, nhưng luôn hiệp nhất với  nhau trong đức ái (x. 1Cr 13,1-13) và bình đẳng trong ơn gọi sứ vụ (x. GH 32c). vậy, anh chị em hãy đón   nhận và giúp đỡ nhau nên thánh.

     17.    Tất cả anh chị em, kể từ khi bước vào năm tập, phải tham  dự những buổi họp mặt hằng tháng của huynh đoàn. Đây chính là sinh hoạt diễn tả sự hiệp thông huynh đệ sâu xa của chúng ta.

     18.    Anh chị em hãy sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm khi được huynh đoàn trao phó, để phục vụ cộng đoàn hội  thánh.

     19.    Để tỏ lòng kính nhớ các anh chị em trong dòng và ân nhân còn sống cũng như đã qua đời:

§I. Anh chị em hãy bày tỏ tinh thần hiệp thông qua việc  luôn cầu nguyện cho nhau quan tâm đến những người đang gặp khó khăn về tinh thần cũng như vật chất, để  những trợ giúp thích hợp.

§II. Mỗi anh chị em

- Hằng ngày, đọc một kinh lạy Cha cầu cho anh chị em gia đình Đaminh và các ân nhân; đọc một kinh Vực sâu cầu cho những người đã qua đời.

- Hằng tuần, hiệp dâng một thánh lễ đọc năm mươi kinh Mân Côi.

- Hằng năm, tham dự những ngày lễ giỗ của dòng: Ngày 7-2 cầu cho ông bà cha mẹ, ngày 5-9 cầu cho thân nhân ân nhân, ngày 8-11 cầu cho anh chị em trong dòng  đã qua đời.

§III. Mỗi huynh đoàn

- Vào những ngày lễ giỗ của dòng, xin một Thánh lễ;    và nếu có thể, nên tổ chức Thánh lễ có sự tham dự của tất cả anh chị em.

- Trong tháng 11, xin một Thánh lễ cầu cho các linh hồn.

- Ngoài ra, thể quy định những hình thức cầu nguyện riêng cho anh chị em, thân nhân và ân nhân của huynh đoàn khi họ qua đời.

20.    Khi một trong những vị sau đây qua đời: giáo hoàng, giám mục giáo phận, b trên tổng quyền, bề trên giám tỉnh, bề trên phụ tỉnh, vị đặc trách huynh  đoàn phụ tỉnh đương nhiệm và mãn nhiệm, mỗi huynh đoàn xin một Thánh lễ. Khi vị linh hướng, linh mục chính xứ, thành viên ban phục vụ huynh đoàn các cấp đương nhiệm qua đời, huynh đoàn liên hệ xin một Thánh  lễ cầu nguyện.

 

      MỤC 3: CHUYÊN CẦN HỌC HỎI

21.    Theo gương thánh Đaminh, anh chị em hãy chuyên cần học hỏi, vì việc học hành chẳng những trợ giúp cho  việc chiêm niệm thêm phong phú thi hành sứ vụ tông  đồ hiệu quả hơn, mà còn làm nên nét riêng biệt của đời  sống và sứ vụ Đaminh (x. QL 10).

22.    Để việc đón nhận, suy tôn giảng thuyết Lời Chúa đạt   được kết quả phong phú, anh chị em hãy chuyên cần học hỏi kinh thánh, phụng vụ, giáo huấn hội thánh, tinh thần dòng, đồng thời tìm hiểu các vấn đề thời đại dưới ánh sáng đức tin (x. QL 11 và 13).

 

23.    §I. Anh chị em hãy tham dự những buổi học hỏi theo chương trình quy chế đã quy định. Để đạt được mục đích này, anh chị em cần tha thiết học hỏi và tuân theo những hướng dẫn của dòng, nhất là luôn khao khát được ơn Thánh Thần soi dẫn.

§II. Ban phục vụ huynh đoàn hãy tổ chức việc học hỏi cho thành viên trong từng giai đoạn huấn luyện, cũng như khuyến khích việc học hỏi trong huynh đoàn bằng những hình thức khác nhau.

§III. Việc học hỏi một yếu tố rất quan trọng trong tinh  thần dòng. Nên, mỗi huynh đoàn phải những tài  liệu cần thiết cho việc học hỏi huấn luyện anh chị em.

 

 MỤC 4: THI HÀNH SỨ VỤ TÔNG ĐỒ

24.    Sứ mạng do Chúa Kitô ủy thác. Hội thánh hiện diện giữa lòng thế giới để tiếp tục loan báo tin mừng nước Thiên Chúa cho muôn dân theo mệnh lệnh của Đức Kitô (x. TG 2,10). Đây cũng chính là sứ vụ của dòng mà tất cả anh chị em đều được mời gọi thực hiện (Avila 22).

25.    Linh đạo sứ vụ. Sứ mạng tông đồ của người Đaminh phải xuất phát từ đời sống chiêm niệm sâu xa: Khám phá lòng thương xót của Thiên Chúa đối với nhân loại nhờ tình yêu của Chúa Kitô thôi thúc, chúng ta được  biến đổi để trở nên khí cụ tông đồ của Chúa giữa lòng thế giới (2Cr 5,14; TĐGD 4; Avila 93b).

     26.    Mẫu gương thánh tổ phụ. Noi gương thánh Đaminh luôn khao khát ơn cứu độ cho mọi người, anh chị  em cũng hãy thể hiện một tinh thần nhiệt thành đối với   s vụ tông đồ.

     27.    Đặc tính của sứ vụ Đaminh. Hoạt động tông đồ của huynh đoàn phải biểu lộ tính cộng đoàn qua việc cùng bàn thảo thực hiện trong tinh thần đồng trách nhiệm.   Vì thế,

§I. Mỗi huynh đoàn cần kế hoạch tông đồ hằng năm  (tinh thần và vật chất).

§II. Anh chị em hãy sẵn sàng lãnh nhận và chu toàn công việc tông đồ do huynh đoàn ủy thác.

28.    Hội thánh địa phương. Anh chị em hãy thực hiện công  tác tông đồ ngay trong hội thánh địa phương: Nhiệt tình   cộng tác với các linh mục, tu sĩ và các thành phần dân Chúa, trong việc xây dựng và phát triển giáo xứ về tinh thần cũng như vật chất. Sự cộng tác đó còn phải được mở rộng đến hội thánh toàn cầu (x. KTHGD 28 29;    GL 311).

 29.    Gia đình. Gia đình là hội thánh thu nhỏ, là môi trường  giúp anh chị em nên thánh.

§I. Anh chị em hãy chú tâm vun trồng đời sống thánh thiện trong gia đình theo gương thánh gia nêu cao chứng Tin Mừng trong chính gia đình mình.

§II. Anh chị em hãy quan tâm đến việc giáo dục Kitô giáo trong gia đình.

30.    hội. Người giáo dân làm tông đồ trong môi trường  hội là cố gắng làm cho tinh thần Kitô giáo thấm nhuần vào tưởng, phong tục, luật lệ cấu của cộng đồng  nơi chúng ta sống (x. TĐGD 13). thế,

§I. Anh chị em hãy tích cực xây dựng tinh thần đoàn kết,  yêu thương và công bằng trong chính môi trường sống của mình.

§II. Anh chị em hãy mạnh dạn bênh vực sự sống và phẩm giá con người, quan tâm đến những vấn đề hội,  nhất tại địa phương mình, quảng đại giúp đỡ những  người nghèo khổ cả tinh thần lẫn vật chất (QL 12).

  

CHƯƠNG III

HUẤN LUYỆN ĐOÀN VIÊN

 

MỤC 1: NGUYÊN TẮC CHUNG

31.    §I. Mục đích việc huấn luyện là nhằm giúp người giáo dân Đaminh đạt tới sự trưởng thành của đời sống Kitô  giáo và có khả năng thi hành sứ vụ tông đồ theo đoàn sủng Đaminh (x. GH 40; GD 2; QL 11 và 13).

§II. Hiệp thông với nhau trong đức tin, sống tình huynh  đệ sâu xa, cùng nhau học hỏi và thi hành sứ vụ tông đồ.    Như thế, anh chị em mới hoàn thành việc huấn luyện đích thực của mình (x. Avila 93).

32.    Tầm quan trọng của việc huấn luyện: Sống trong một thế giới chuyển biến không ngừng, người giáo dân Đaminh cần phải được huấn luyện chắc chắn về đạo , để có khả năng đối thoại với con người hôm nay và thi hành sứ vụ tông đồ một cách tích cực (x. Avila 93).

§I. Trách nhiệm đào tạo chính mình: Anh chị em phải trách nhiệm trước tiên trong việc đào tạo chính mình.    Không nên bỏ qua hoặc chuẩn chước cho mình với bất cứ hình thức nào.

§II. Cộng đoàn nơi huấn luyện: Đời sống sinh hoạt   của huynh đoàn luôn là môi trường huấn luyện thiết thực nhất đối với mỗi người. Hãy siêng năng và khích lệ nhau, để cùng nhau thăng tiến trong đời sống ơn gọi.

33.    Huấn luyện là trách nhiệm chung:

§I. Huynh đoàn phải có trách nhiệm trong việc huấn luyện. Ngoài các lớp huấn luyện của ban phục vụ, nên mời thêm các chuyên viên thuộc mọi lĩnh vực, để giúp cho đoàn viên thăng tiến mọi mặt.

§II. Sau những lần huấn luyện, nên tổ chức việc ôn tập và lượng giá khả năng thu thập của học viên sau từng bài học, hoặc sau khi hoàn tất từng chương trình huấn luyện.

§III. Mỗi anh chị em trách nhiệm giới thiệu, cổ ơn  gọi giáo dân Đaminh, cộng tác vào việc huấn luyện và  làm gương cho các thành viên mới.

§IV. Huynh đoàn hãy lưu tâm khuyến khích những người trẻ gia nhập huynh đoàn. Ban phục vụ nên có chương trình huấn luyện riêng cho giới trẻ.

 

MỤC 2: CÁC GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN

A. Huấn luyện căn bản

     1.  Thời kỳ tìm hiểu

 34.    Mục đích của thời kỳ tìm hiểu giúp cho các thỉnh sinh  tìm hiểu về ơn gọi Kitô hữu giáo dân, cách riêng ơn gọi  giáo dân Đaminh, nhờ đó họ có thể dấn thân gia nhập huynh đoàn.

 

35.    §I. Để được nhận vào thời kỳ tìm hiểu phải có những điều kiện sau:

- người Công giáo, nhiệt thành sống đạo và không bị ngăn trở theo giáo  luật (x. GL 298 §1).

- Từ 18 cho đến 75 tuổi.

- Không phải thành viên của dòng ba khác.

- Không phải thành viên bị khai trừ, hay tự ý rời bỏ  một cách bất hợp pháp khỏi các hiệp hội được hội thánh công nhận, trừ khi sự đồng ý của vị đặc trách huynh đoàn  phụ tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

§II. Thỉnh sinh làm đơn xin gia nhập huynh đoàn (x. Mẫu 6), và được nhận vào thời kỳ tìm hiểu bằng  thủ tục “công bố thời kỳ tìm hiểu”.

§III. Thời gian tìm hiểu tối thiểu sáu tháng không  quá hai năm.

 36.    Nội dung huấn luyện gồm:

1.  Lịch sử cứu độ.

2.  Giáo lý về tín lý.

3. Ơn gọi sứ mạng người Kitô hữu giáo dân giáo  dân Đaminh.

4. Phương pháp đọc suy niệm Lời Chúa (Lectio  Divina).

 

2. Thời kỳ dự tuyển năm tập

37.    Mục đích của thời kỳ dự tuyển huấn luyện năm tập nhằm giúp   cho tuyển tập sinh tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về ơn gọi người giáo  dân Đaminh, dần dần tham gia vào các sinh hoạt huynh  đoàn, để hướng đến việc tuyên hứa tạm. Đồng thời, đây  cũng là thời gian để những người có trách nhiệm biết được thiện chí và ước muốn dấn thân của đương sự.

 

38.    §I. Để được thâu nhận vào thời kỳ dự tuyển  năm tập, tuyển tập sinh phải:

             Từ 18 cho đến 75 tuổi.

1.  Hoàn tất các môn học ở số 36.

2.  Được ban phục vụ huynh đoàn bỏ phiếu kín với số  phiếu quá bán.

§II. Tuyển Tập sinh phải qua thời kỳ tập luyện, dưới sự hướng  dẫn của vị linh hướng, huấn đức và đoàn trưởng trong thời gian tối thiểu là một năm, nhưng không quá hai năm.

§III. Khoảng hai tháng trước khi bắt đầu thời kỳ dự tuyển năm tập, thỉnh tuyển sinh nộp đơn xin gia nhập thời kỳ tuyển sinh lên ban phục vụ để  được xem xét (x. Mẫu 7).

§IV. Tuyển Thỉnh sinh được nhận vào thời kỳ dự tuyển năm tập bằng   “Nghi thức thu nhận”.

39.    Nội dung huấn luyện thời kỳ năm tập dự tuyển gồm:

1. Nhập môn Kinh Thánh

2. Giáo lý về các bí tích

3. Luật sống huynh đoàn.

4. Phụng vụ Thánh lễ.

 

3. Thời kỳ tuyên hứa

40.    Mục đích huấn luyện của thời kỳ tuyên hứa là giúp các  đoàn viên xác tín hơn vào cam kết họ đã tuyên hứa. Đồng thời, nhờ tham gia trọn vẹn vào những sinh hoạt và tông đồ của huynh đoàn, họ khám phá những nét phong phú của ơn gọi và sứ mạng người giáo dân Đaminh, để hướng đến việc tuyên hứa vĩnh viễn.

 

41.    Thời kỳ tuyên hứa bắt đầu khi đoàn viên tuyên hứa lần đầu và kết thúc khi tuyên hứa vĩnh viễn.

 

a.     Thời kỳ tuyên hứa lần đầu (3 năm - sau năm tập)

 

42.    §I. Để được tuyên hứa lần đầu, ứng sinh phải:

1. Hoàn tất các môn học ở số 39.

2. Được ban phục vụ huynh đoàn bỏ phiếu kín với số phiếu quá bán.

§II. Khoảng hai tháng trước khi tuyên hứa, ứng sinh nộp  đơn xin tuyên hứa lên ban phục vụ để được xem xét (x.   Mẫu 8).

§III. Nếu ứng sinh không được tuyên hứa bất cứ do  gì; hoặc ứng sinh chưa sẵn sàng tuyên hứa, ban phục vụ  có thể cho ứng sinh trở về thời kỳ tìm hiểu.

§IV. Ứng sinh tuyên hứa lần đầu trong 3 năm.

43.    Nội dung huấn luyện thời kỳ tuyên hứa lần đầu gồm:

1.  Tìm hiểu các sách Tin Mừng.

2.  Giáo lý về luân lý Kitô giáo.

3.  Kinh phụng vụ.

4.  Đời sống các thánh dòng.

 

b. Thời kỳ tuyên hứa tạm (2 năm - sau tuyên hứa lần đầu)

 44.    §I. Để được tuyên hứa tạm, ứng sinh phải:

1.  Hoàn tất các môn học ở số 43.

2.  Được Ban Phục vụ Huynh đoàn bỏ phiếu kín với số phiếu quá bán.

§II. Khoảng hai tháng trước khi tuyên hứa, ứng sinh nộp  đơn xin tuyên hứa lên Ban Phục vụ để được xem xét. (x. Mẫu 7)

§III. Ứng sinh tuyên hứa tạm hai năm. Sau hai năm,

   §IV.


44. Sau thời kỳ tuyên hứa lần đầu 3 năm, ứng  sinh có thể xin tuyên hứa vĩnh viễn. Nếu không tuyên hứa vĩnh viễn, thì tùy quyết định của Ban Phục vụ,  ứng  sinh có thể xin lặp lại lời tuyên hứa tạm lần thứ hai từng năm một (x.   Mẫu 9), nhưng không quá ba lần sáu năm. Hết hạn chín năm vẫn không tuyên  hứa vĩnh viễn, thì ứng sinh sẽ không thuộc về huynh đoàn nữa. Hoặc nếu ứng sinh không được tuyên hứa  vì bất cứ lý do gì, thì ứng sinh cũng sẽ không thuộc về huynh đoàn.

 

b.     Thời kỳ tuyên hứa vĩnh viễn

 

45.    §I. Để được tuyên hứa vĩnh viễn, ứng sinh phải:

1.   Hoàn tất các môn học ở số 43.

2.   Được ban phục vụ huynh đoàn bỏ phiếu kín với số  phiếu quá bán. Nếu cần, tham khảo ý kiến vị linh hướng.

3.  Khi bỏ phiếu cho thành viên của ban phục vụ chưa  tuyên hứa, đương sự không được tham dự việc bỏ phiếu này.

§II. Khoảng hai tháng trước khi tuyên hứa vĩnh viễn, ứng sinh nộp đơn xin tuyên hứa vĩnh viễn lên ban phục vụ để được xem xét (x. Mẫu 10).

§III. Trước khi tuyên hứa, ban phục vụ huynh đoàn tổ chức tĩnh tâm cho các ứng sinh.

46.    §I. Việc tuyên hứa phải được cử hành theo nghi thức của dòng, trước sự hiện diện của đoàn trưởng hợp pháp và vị linh hướng, cùng các anh chị em trong huynh đoàn (x. QL 17 và Nghi thức tuyên hứa). Trường hợp bất  thường, thể cử hành cách khác, nhưng phải sự hiện diện của đoàn trưởng.

§II. Việc tuyên hứa nên được thực hiện vào đúng hạn định. Trường hợp đặc biệt, ban phục vụ có thể quyết định cho tuyên hứa trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn  tuyên hứa, nhưng không quá một tháng; nếu quá một tháng, phải có sự miễn chuẩn của vị linh hướng bề trên phụ tỉnh hay v đặc trách huynh đoàn thừa ủy của ngài (x. Mẫu 11).

47.    Khi đoàn trưởng tuyên hứa, vị linh hướng huynh  đoàn đó thay mặt bề trên phụ tỉnh nhận lời tuyên hứa. Nếu huynh đoàn lúc ấy chưa có vị linh hướng, đoàn trưởng sẽ tuyên hứa trước vị thừa ủy của bề trên phụ tỉnh.

 

B. Huấn luyện thường xuyên

48.    §I. Mục đích của huấn luyện thường xuyên giúp đoàn  viên canh tân trưởng thành ơn gọi giáo dân Đaminh,   để có thể dấn thân cho sứ vụ tông đồ trong hoàn cảnh cụ thể.

§II. Việc huấn luyện thường xuyên cũng có thể tổ chức          theo từng giới hoặc tuổi khác nhau.

49.    Nội dung tổng quát của huấn luyện thường xuyên là:

1.  Các giáo huấn của Hội thánh.

2.  Lịch sử, truyền thống và những hướng dẫn của dòng.

3.  Tìm hiểu các dấu chỉ thời đại văn hóa hôm nay.

4.  Đào sâu các nội dung trong thời kỳ huấn luyện căn bản.

  

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH

MỤC 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC

50.    §I. Huynh đoàn giáo dân Đaminh là hiệp hội của các Kitô hữu giáo dân sống giữa đời, thông dự vào đoàn sủng của dòng Giảng Thuyết, dưới sự lãnh đạo  của tổng hội và bề trên tổng quyền (x. GL 303, 312, 315 và QL 19a).

§II. Các huynh đoàn giáo dân Đaminh trong phụ tỉnh, được đặt dưới sự hướng dẫn của đại hội phụ tỉnh, bề trên phụ tỉnh và vị đặc trách với tư cách là đại diện của bề trên phụ tỉnh (x. GL 129 §1; QL 20 a và b).

51.    Mỗi huynh đoàn được sinh hoạt theo tính cách riêng dưới sự điều hành của đoàn trưởng ban phục  vụ, cùng với sự hướng dẫn của vị linh hướng (x. GL 317 §3; QL 21).

 

52.    Các huynh đoàn trong phụ tỉnh liên kết với nhau nhờ  cấu tổ chức huynh đoàn các cấp:

1. Trong giáo xứ: huynh đoàn.

2. Trong miền hoặc vùng: có ban phục vụ liên huynh   và ban phục vụ huynh đoàn miền.

3. Trong phụ tỉnh: có ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh.

 

     MỤC 2:  LUẬT ĐIỀU HÀNH

 

53.    §I. Được tinh thần Tin Mừng hướng dẫn dựa vào luật Hội thánh, các huynh đoàn trong phụ tỉnh được điều hành:

1. Vừa theo quy luật (Luật chung) huynh đoàn giáo dân Đaminh, những chỉ thị của tổng hội và bề trên tổng quyền.

2. Vừa theo quy chế (Luật riêng) huynh đoàn giáo dân  Đaminh phụ tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm Việt Nam hải ngoại, các chỉ thị của đại hội phụ tỉnh, bề trên phụ tỉnh và vị đặc trách.

§II. Ngoài ra, mỗi huynh đoàn, liên huynh, huynh đoàn   miền và huynh đoàn phụ tỉnh còn có nội quy sinh hoạt riêng của mỗi cấp.

54.    §I. Quy chế huynh đoàn giáo dân Đaminh phụ tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm Việt Nam hải ngoại, do ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh soạn thảo và được thông qua trong phiên họp toàn thể, phải được quá bán thành viên hiện diện chấp thuận, bao gồm những quy tắc liên quan đến mục đích, đời sống, huấn luyện, tổ chức, điều hành và quản trị tài sản (GL 304).

§II. Quy chế phải được bề trên phụ tỉnh, cùng với ban c vấn phụ tỉnh phê chuẩn công bố để hiệu lực thi  hành (x. GL 305 §1).

55.    §I. Nội quy huynh đoàn, do ban phục vụ soạn thảo với  sự đồng ý của quá bán số đoàn viên, bao gồm những quy định cụ thể cho việc điều hành, sinh hoạt và quản trị tài sản quy chế dành cho huynh đoàn tự xác định.

§II. Sau khi đã tham khảo ý kiến vị linh hướng và ban phục vụ cấp trên liên hệ, nội quy nên được vị đặc trách huynh đoàn phê chuẩn. thông qua linh mục chánh xứ.

56.    Nội quy ban phục vụ liên huynh, huynh đoàn miền  huynh đoàn phụ tỉnh, do ban phục vụ liên hệ soạn thảo  và được thông qua trong phiên họp toàn thể, phải được quá bán thành viên hiện diện chấp thuận. Nội quy bao gồm những  quy định về việc điều hành, các sinh hoạt chung, quản trị tài sản và những vấn đề khác.

§I. Sau khi đã tham khảo ý kiến ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh, nội quy liên huynh và huynh đoàn miền phải được vị đặc trách huynh đoàn chấp thuận.

§II. Nội quy ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh phải được vị đặc trách phê chuẩn.

57.    Miễn chuẩn lề luật:

§I. Không được miễn chuẩn những điều khoản của quy   luật và quy chế liên quan đến luật Chúa, giáo luật và những luật ấn định những yếu tố thiết yếu làm nên các định chế hay các hành vi pháp lý (GL 86).

§II. Nếu quy chế không nói rõ cách khác,

1. Bề trên phụ tỉnh có thẩm quyền miễn chuẩn không thời hạn cho từng huynh đoàn, ban phục vụ hoặc đoàn viên những điều khoản của quy luật hay quy chế.

2. Vị đặc trách có thẩm quyền miễn chuẩn không thời hạn cho từng đoàn viên những điều khoản của quy luật  hay quy chế, không dành riêng cho bề trên phụ tỉnh.

3. Quyền miễn chuẩn điều khoản nội quy thuộc thẩm quyền vị đã phê chuẩn nội quy đó.

4. Huynh Đoàn trưởng, với ý kiến của vị linh hướng, có   thể miễn chuẩn những trường hợp quy chế dành cho,  những điều khoản của nội quy huynh đoàn trong từng trường hợp với thời gian nhất định.


58.    §I. Giải thích quy chế. Thẩm quyền giải thích quy chế  thuộc về bề trên phụ tỉnh.

§II. Tu chính quy chế. Để những điều khoản của quy  chế được tu chính có giá trị pháp lý, cần phải:

1. Ít một phần ba số thành viên ban phục vụ liên  huynh kiến nghị lên ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh.

2. Được thông qua trong phiên họp toàn thể ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh.

3. Được bề trên phụ tỉnh phê chuẩn, với sự đồng ý của ban cố vấn phụ tỉnh.

 

 MỤC 3: HUYNH ĐOÀN

 59.    Mỗi huynh đoàn, khi được bề trên cao cấp của dòng, do  đặc ân tòa thánh, thành lập chiếu theo quy tắc giáo luật   và quy luật huynh đoàn giáo dân Đaminh, thì được nhìn nhận là hiệp hội công và có tư cách pháp nhân (x.  GL 301 §3, 312, 313; QL 20a).

 

60.    §I. Bắt đầu thời kỳ năm tập, tập sinh được đăng ký vào  một huynh đoàn gọi nhập tịch. chu toàn các bổn phận  đối với dòng và được hưởng mọi ơn ích thiêng liêng của dòng khi còn sống cũng như khi đã qua đời.

60. §I. Kể từ khi tuyên hứa, anh chị em được nhập tịch vào một huynh đoàn, là đoàn viên chính  thức của huynh đoàn với đầy đủ quyền lợi nghĩa vụ, và được hưởng mọi ơn ích thiêng liêng của dòng khi còn sống cũng như khi đã qua đời (QL 2; 14. TB 1 §II. QC 15).

§II. Ai không đủ điều kiện để gia nhập huynh đoàn có thể được nhận làm thân hữu và được hưởng các ơn ích theo nội quy của huynh đoàn đó.

 

A. Thành lập

61.    §I. Để thành lập một huynh đoàn:

1. Điền đơn xin thành lập, với sự thỉnh nguyện của ít là trên mười thành viên, giữ nguyên điều kiện ở số 35 và số 38 §I.1, được linh mục chánh xứ, hoặc quản nhiệm giới thiệu. Gửi đơn xin thành lập về vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh vị này sẽ chuyển lên bề trên   phụ tỉnh để xin cấp văn thư thành lập  (x. Mẫu 1).

2. Bề trên phụ tỉnh sẽ cấp văn thư thành lập huynh đoàn.

3. Sau khi văn thư thành lập của b trên phụ tỉnh, các  thỉnh nguyện viên sẽ làm đơn lên đức giám mục giáo phận địa phương để xin chấp thuận (x. Mẫu 2).

4. Sau khi có văn thư chấp thuận của đấng bản quyền sở tại, bề trên phụ tỉnh sẽ gửi văn thư xin phép tỉnh dòng Đaminh địa phương, nơi huynh đoàn được thành lập.

§II. Văn thư thành lập huynh đoàn:

1. Văn thư thành lập huynh đoàn được linh mục chánh xứ, hoặc quản nhiệm công bố trước sự hiện diện của cộng đoàn giáo xứ (x. Mẫu 3).

2. Biên bản công bố việc thành lập, với chữ ký của vị đại diện của các thỉnh nguyện viên, chữ của linh mục   chánh xứ và hai nhân chứng. Biên bản này sẽ được gửi về văn phòng phụ tỉnh, văn phòng giáo xứ, ban phục  vụ liên huynh và một bản lưu trong hồ sơ huynh đoàn (x. Mẫu 4).


62.    Nếu huynh đoàn có quá đông thành viên hoặc địa bàn quá rộng, ban phục vụ huynh đoàn, với  sự đồng ý của các thành viên, nên xin b trên phụ  tỉnh tách huynh đoàn theo quy tắc thành lập số 61.

 

63.    Khi do rất nghiêm trọng, sau khi đã tham khảo vị linh hướng, linh mục chánh xứ hoặc quản nhiệm và ban phục vụ liên huynh, đức giám mục giáo phận, bề trên phụ tỉnh có quyền giải tán   huynh đoàn thuộc lãnh vực thẩm quyền của các ngài (x.  GL 320 §2 và 3).

 

B. Điều hành
 
1. Điều hành chung

 

64.    §I. Đoàn trưởng và ban phục vụ nhận lãnh trách  nhiệm điều hành huynh đoàn (x. GL 317 §3; QL 21a).

§II. Việc điều hành chính yếu nhắm đến công ích và phục vụ anh chị em trong đức ái; vì vậy, đoàn trưởng và ban phục vụ hãy cố gắng chu toàn trách vụ được trao phó.

65.    §I. Thông thường, đoàn trưởng và ban phục vụ  huynh đoàn được bầu cử theo luật (x. QL 21b). Trường hợp huynh đoàn mới thành lập, đoàn trưởng và ban phục vụ huynh đoàn sẽ do b trên phụ tỉnh hoặc vị  thừa ủy của ngài chỉ định (x. GL 317 §1).

§II. Nhiệm kỳ của ban phục vụ là ba năm, tính từ ngày  đoàn trưởng ký nhận chức vụ.

§III. Khi ban phục vụ hết nhiệm kỳ, đoàn phó huấn đức sẽ trách nhiệm xử  thường vụ, (trong trường hợp đặc biệt huấn đức sẽ thay thế đoàn phó)  đoàn phó sẽ thay thế huấn đức), nhưng không được thay đổi điều gì quan trọng. Nhiệm vụ chính của vị này là tổ chức bầu cử.

66.    §I. Ban phục vụ huynh đoàn phải có tối thiểu ba (đoàn trưởng, huấn đức, thủ quỹ), năm hay tối đa bảy người, với các chức vụ: đoàn   trưởng, đoàn phó, huấn đức, thư ký, thủ quỹ, tông đồ bác ái và cổ võ ơn gọi huynh đoàn phụ trách giới trẻ. Vợ chồng không thể là thành viên trong ban phục vụ của cùng một huynh đoàn.

§II. Ngoại trừ đoàn trưởng và đoàn phó, một thành viên trong ban phục vụ thể kiêm nhiệm hai  chức vụ khác nhau tùy nhu cầu (x. số 75 §II 2).

§III. Trừ đoàn trưởng đoàn phó, những  người giữ chức vụ khác có thể có phụ tá, với sự đồng ý  của ban phục vụ.

§IV. Đoàn trưởng mới sẽ sắp xếp các chức vụ chọn vị huấn đức (112 §III.1) xin vị linh hướng chấp thuận.

67.    §I. Ban phục vụ huynh đoàn trách nhiệm:

1. Chấp thuận việc thu nhận tuyển sinh cho tuyên  hứa trong từng giai đoạn huấn luyện.

2. Chấp thuận đoàn viên tạm ngưng sinh hoạt dài hạn,  chuyển tịch và nhập tịch.

3. Soạn thảo kế hoạch triển khai công tác huynh đoàn,   đặc biệt việc tông đồ và huấn luyện.

4. Gửi đơn thỉnh nguyện vị linh hướng huynh đoàn về  vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh và vị này sẽ  chuyển lên    bề trên văn phòng phụ tỉnh (x. Mẫu 5).

5. Thi hành những nhiệm vụ khác của quy chế.

§II. Ngoài ra, ban phục vụ nên:

1. Tham vấn ý kiến vị linh hướng, linh mục chánh xứ hoặc quản nhiệm và ban phục vụ liên huynh trong việc điều hành huynh đoàn.

2. Cộng tác với hội đồng mục vụ giáo xứ và các đoàn thể khác trong các việc chung của giáo xứ giáo phận  (  x. GL 328).

 

2. Nhiệm vụ của từng thành viên trong ban phục vụ

 

68.    Đoàn trưởng có trách nhiệm:

1. Cùng với ban phục vụ, điều hành huynh đoàn.

2. Triệu tập và chủ toạ các buổi họp của huynh đoàn và  ban phục vụ.

3. Cổ võ đời sống huynh đệ, quan tâm đến mọi anh chị em trong huynh đoàn, đặc biệt những anh chị em gặp khó khăn hay đau yếu.

4. Thu nhận tuyển sinh nhận lời tuyên hứa (x. QL 16   và 17) trong trường hợp ngoại lệ, đoàn trưởng  thể ủy quyền từng lần cho người khác.

5. Là thành viên trong ban phục vụ cấp trên liên hệ với   vai trò cố vấn.

 

69.    Đoàn phó có nhiệm vụ:

1. Cộng tác với đoàn trưởng trong việc điều hành  và thay thế khi đoàn trưởng vắng mặt, nhưng không có quyền thu nhận tuyển sinh và nhận lời tuyên   hứa, trừ khi được đoàn trưởng ủy quyền.

2. Tổ chức các lễ nghi phụng vụ, các cuộc tĩnh tâm và các buổi cầu nguyện chung.

3. Giới thiệu cổ võ ơn gọi giáo dân Đaminh.

4. Xử lý thường vụ và tổ chức bầu cử, khi ban phục vụ mãn nhiệm.

Cùng với vị huấn đức, làm phó ban bầu cử.

 

70.    Thư ký có nhiệm vụ:

1. Ghi chép biên bản các buổi họp của huynh đoàn và ban phục vụ.

2. Cập nhật sổ danh bạ, lưu giữ các hồ sổ sách của  huynh đoàn; ghi chép các sự kiện quan trọng của huynh  đoàn.

3. Phụ trách thông tin liên lạc giữa các huynh đoàn và ban phục vụ các cấp liên hệ.

4. Thư ký của ban bầu cử.

 

71.    Thủ quỹ có nhiệm vụ:

1. Quản tài sản thực hiện sổ thu chi của huynh   đoàn rõ ràng và cẩn thận.

2. Báo cáo theo quý về tình hình tài chính tổng kết  cuối năm cho ban phục vụ.

3. Cùng với vị phụ trách tông đồ, soạn thảo kế hoạch tài   chánh cho huynh đoàn.

4. Thủ quỹ của ban bầu cử.

 

72.    Huấn đức có nhiệm vụ:

1. Sau khi tham khảo ý kiến ban phục vụ, soạn thảo lên kế hoạch học tập cho từng thời kỳ huấn  luyện. Đặc biệt quan tâm đến thời kỳ tìm hiểu và năm tập, giúp cho các tuyển sinh hiểu về luật sống và tinh thần dòng.

2. Khi ban phục vụ bỏ phiếu thu nhận hoặc cho tuyên  hứa các tuyển sinh, huấn đức trình bày kết quả học tập của các ứng sinh cho ban phục vụ.

3. Khuyến khích mọi thành viên tích cực tham gia những  buổi học hỏi; quản lý và lo liệu cho huynh đoàn có tài liệu học tập và cùng với huynh đoàn phó tổ chức các nghi lễ phụng vụ.

4. Làm phó ban bầu cử.

4. Xử lý thường vụ và tổ chức bầu cử, khi ban phục vụ mãn nhiệm.

 

73.    Phụ trách tông đồ có nhiệm vụ:

1. Sau khi tham khảo ý kiến ban phục vụ, soạn thảo và thực hiện kế hoạch tông đồ.

2. Cổ võ anh chị em tích cực thi hành sứ vụ chung.

3. Cùng với thủ quỹ, soạn thảo kế hoạch tài chính cho   huynh đoàn.

 

74.    Phụ trách giới trẻ  Cổ võ ơn gọi huynh đoàn có nhiệm vụ:

1. Cùng với đoàn phó, giới thiệu cổ võ ơn gọi   giáo dân Đaminh.

2. Sau khi tham khảo ý kiến ban phục vụ, soạn thảo  kế hoạch huấn luyện và sinh hoạt cho giới trẻ.

3. Cùng với huấn đức, tổ chức các khóa huấn luyện cho   giới trẻ.

4. Điều hành các sinh hoạt và công tác của giới trẻ.

 

3. Việc bổ sung chức vụ

 

75.    §I. Khi khuyết đoàn trưởng:

1. Nếu nhiệm kỳ ban phục vụ còn trên sáu tháng, trong   vòng một tháng, dưới sự chủ tọa của vị xử  thường vụ huấn đức, ban phục vụ bầu lại đoàn trưởng mới. Sau đó, ban phục vụ tiến hành việc bổ sung sắp xếp nhân sự theo   quy tắc §II.1 dưới đây.

2. Nếu nhiệm kỳ ban phục vụ còn dưới sáu tháng, thì đoàn phó sẽ giữ quyền đoàn trưởng theo  quy tắc §IV dưới đây.

§II. Khi khuyết chức vụ khác:

1. Nếu nhiệm kỳ ban phục vụ còn trên sáu tháng, trong  vòng một tháng, ban phục vụ phải chọn người bổ sung vào ban phục vụ và có thể sắp xếp lại các chức vụ cho thích hợp.

2. Nếu nhiệm kỳ ban phục vụ còn dưới sáu tháng, thì một thành viên của ban phục vụ sẽ kiêm nhiệm chức vụ   ấy. Đoàn trưởng đoàn phó không được   kiêm nhiệm chức vụ thủ quỹ hoặc thư . điều này cũng  áp dụng cho hai vợ chồng cùng trong ban phục vụ. (Xem QC 66)

§III. Ban phục vụ phải thông tri cho vị linh hướng, linh   mục chánh xứ hoặc quản nhiệm biết, trước khi  tiến hành bầu lại đoàn trưởng hoặc chọn người bổ sung vào ban phục vụ.

§IV. Nhiệm kỳ của các thành viên ban phục vụ được bổ sung, sẽ được tính theo nhiệm kỳ của ban phục vụ đương nhiệm.

 

4. Bãi nhiệm chức vụ, ban phục vụ và chỉ định ban phục vụ mới

 

76.    Khi thành viên ban phục vụ không thi hành trách nhiệm   bất cứ lý do gì trong sáu tháng:

1. Ban phục vụ sẽ hội ý với vị linh hướng để gặp gỡ và  nhắc nhở đương sự.

2. Sau khi nhắc nhở, đương sự vẫn không thi hành trách  nhiệm, thì đương sự phải từ nhiệm; còn không, đương sự được coi như giải nhiệm không còn là thành viên của ban phục  vụ.

3. Ban phục vụ chọn người thay thế, người thay thế sẽ mãn nhiệm cùng với ban phục vụ (x. số 75 §IV).

 

77.    §I. Trong trường hợp chính đáng và vì công ích, đức giám mục giáo phận hoặc bề trên phụ tỉnh, hoặc vị thừa ủy của các ngài có thể bãi nhiệm từng chức vụ hoặc toàn ban phục vụ, sau khi đã tham khảo ý kiến với   những vị thẩm quyền liên hệ (x. GL 318).

§II. Quyền chỉ định ban phục vụ mới thuộc về bề trên phụ tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

  

C. Sinh hoạt

 

78.    Mỗi huynh đoàn phải có những sổ sách ghi chép sinh hoạt của huynh đoàn và ban phục vụ: sổ danh bạ, sổ thân hữu, sổ chi thu, sổ biên bản, sổ văn thư, sổ ân nhân,   s tông đồ bác ái và sổ tài sản.

 

79.    Khi bàn thảo những công việc có giá trị pháp lý, cuộc họp phải có mặt quá bán số người được triệu tập và quyết định đưa ra phải đạt được quá bán số phiếu, không  tính các phiếu bất hợp lệ và các phiếu trắng.

 

1. Huynh đoàn

 

80.    §I. Hằng tháng, huynh đoàn phải nguyệt hội định kỳ  (x. Mẫu 21).

§II. Ban phục vụ mời vị linh hướng tham dự, ban huấn từ và cử hành nghi thức sám hối cho huynh đoàn (x. Nghi thức sám hối). Nếu vị linh hướng không tham dự, đoàn trưởng đảm trách nghi thức sám hối.

§III. Nội dung của buổi nguyệt hội phải được thư ghi   biên bản.

§IV. Hằng năm, huynh đoàn có trách nhiệm đóng niên liễm cho dòng theo quy chế của phụ tỉnh.

 81.    Khi có lý do chính đáng không thể tham dự nguyệt hội được, đoàn viên phải báo cho đoàn trưởng hoặc   ban phục vụ biết.

§I. Nếu đoàn viên vắng mặt nguyệt hội sáu lần liên tiếp   mà không báo cho đoàn trưởng hoặc ban phục vụ, ban phục vụ phải tích cực động viên, nhắc nhở. Nếu   đương sự vẫn tiếp tục vắng thêm ba tháng nữa, thì được  k rời bỏ huynh đoàn cách bất hợp pháp do đó mất  mọi quyền lợi trong huynh đoàn.

§II. Nếu muốn sinh hoạt trở lại với huynh đoàn, đương sự phải xin ban phục vụ và phải chịu kỷ luật sám hối do ban phục vụ chỉ định. Việc chỉ định này nên thông tri    cho vị linh hướng. Hơn nữa, đương sự sẽ mất quyền bầu cử một năm kể từ khi được nhận sinh hoạt trở lại.

82.    §I. Khi do chính đáng, đoàn viên muốn tạm ngưng   sinh hoạt huynh đoàn trong vòng một năm, phải làm đơn xin ban phục vụ. Ngoài thời hạn trên, nên có sự chấp thuận của vị linh hướng đặc trách.

§II. Kể từ khi được phép tạm ngưng sinh hoạt huynh đoàn, đương sự sẽ mất quyền bầu cử cho đến khi trở lại   sinh hoạt thường xuyên.

§III. Trong thời gian tạm ngưng sinh hoạt huynh đoàn, đoàn viên hãy cố gắng, bao nhiêu có thể, chu toàn bổn phận của mình theo Luật Sống. Nếu tạm ngưng sinh hoạt   vì lý do cư trú, đoàn viên có thể xin sinh hoạt với huynh đoàn nơi mình tạm cư.

 

2. Sinh hoạt chi (nhóm, toán hoặc tổ)

 

83.    §I. Vì lợi ích của các thành viên và để cho nguyệt hội được dễ dàng, huynh đoàn nên tổ chức thành các chi: theo khu vực, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp … (x.          Avila 85b).

§II. Mỗi chi nên:

1. tối thiểu sáu thành viên.

2. Đề cử chi trưởng và chi phó, để khích lệ các đoàn viên sống tinh thần dòng. Các chi nên thời gian thuận  tiện để cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa, học hỏi   và bàn thảo những công việc chung của huynh đoàn.

§III. Ban phục vụ nên cử thành viên đồng hành với các  chi.

 

3. Ban phục vụ

 

84.    §I. Ngoài những nhiệm vụ nói số 67, ban phục vụ  còn phải:

1. Họp mỗi tháng ít một lần, để duyệt sổ sách các kế hoạch, đồng thời lên chương trình cho nguyệt hội của   huynh đoàn. Nội dung và quyết định của cuộc họp phải   được thư ký ghi biên bản.

2. Hai tháng trước khi mãn nhiệm, báo cáo tổng kết sổ sách, tài sản trước huynh đoàn.

§II. Trong các buổi họp của ban phục vụ:

1. Các thành viên chính thức phải có mặt.

2. Các phụ nói số 66 §III các chi trưởng nói số   83 §II thể được mời tham dự, nhưng không quyền   biểu quyết.

 

D. Chuyển tịch, rời bỏ, khai trừ, nhận trở lại huynh   đoàn

 

85.    §I. Khi thay đổi nơi trú hoặc một do chính đáng,  đoàn viên có thể xin chuyển tịch sang một huynh đoàn khác (x. Mẫu 16).

§II. Trường hợp không thể chuyển tịch, đoàn viên phải xin vắng dài hạn theo quy tắc số 82 §I.

86.    §I. do nghiêm trọng, đoàn viên thể xin tháo  lời tuyên hứa. Thủ tục xin tháo lời tuyên hứa phải theo đúng hướng dẫn chung toàn dòng.

§II. Người được tháo lời tuyên hứa thể được nhận  trở lại vào bất cứ huynh đoàn nào và bắt đầu từ thời kỳ tìm hiểu, nhưng trước đó phải sự chấp thuận của ban phục vụ và có sự đồng ý của bề trên phụ tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

87.    §I. Khi đoàn viên phạm lỗi và gây gương xấu nghiêm trọng, ban phục vụ có bổn phận khuyến cáo và sửa lỗi thích hợp theo nội quy huynh đoàn, nhưng phải theo tinh thần đức ái của tin mừng (x. Mt 18,15-17).

§II. Nếu sau nhiều lần sửa lỗi đương sự vẫn cố chấp,  thì phải tiến hành thủ tục khai trừ theo đúng hướng dẫn chung toàn dòng.

§III. Sau khi bị khai trừ, nếu đương sự quyết tâm cải thiện đời sống và đã chắc chắn sửa sai, thì có thể được nhận trở lại vào bất cứ huynh đoàn nào từ thời kỳ tìm hiểu, giữ nguyên điều kiện ở số 86 §II.

88.    Việc nhận trở lại huynh đoàn sẽ bất thành, nếu người xin gia nhập giấu không cho biết trước đây đã xin tháo lời tuyên hứa hoặc bị khai trừ khỏi huynh đoàn.

 

MỤC 4: BAN PHỤC VỤ CÁC CẤP

89.    Ban phục vụ các cấp gồm ban phục vụ liên huynh, ban phục vụ huynh đoàn miền (vùng) và ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh.

 

A. Thành lập

1. Ban phục vụ liên huynh

 

90.    §I. Để thành lập liên huynh phải có đơn xin thành lập của đại diện các huynh đoàn liên hệ, trình lên bề trên phụ tỉnh xin chấp thuận (x. Mẫu 17).

§II. Văn thư thành lập được vị đặc trách huynh đoàn công bố trước sự hiện diện của các ban phục vụ huynh  đoàn thuộc liên huynh đó và đại diện ban phục vụ cấp  trên liên hệ (x. Mẫu 18). Biên bản công bố được lập thành hai bản: Một bản gửi về văn phòng phụ tỉnh, một    bản lưu trong hồ sơ liên huynh (x. Mẫu 4).

91.    Nếu một liên huynh có nhiều huynh đoàn hay địa bàn quá rộng, ban phục vụ liên huynh sau khi tham vấn   vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh, có thể xin tách liên huynh theo quy tắc thành lập số 90, với sự đồng ý của   các huynh đoàn sẽ được tách ra cho liên huynh mới.

 

2. Ban phục vụ huynh đoàn miền (vùng)

 

92.    §I. Để thành lập ban phục vụ huynh đoàn miền, phải   có đơn xin thành lập của đại diện các ban phục vụ liên  huynh, với ý kiến của vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh, trình lên bề trên phụ tỉnh xin chấp thuận (x. Mẫu   17).

§II. Văn thư chấp thuận được vị đặc trách huynh đoàn  phụ tỉnh công bố trước sự hiện diện của các ban phục vụ liên huynh (x. Mẫu 18). Biên bản công bố được lập  thành hai bản: Một bản gửi về văn phòng phụ tỉnh, một   bản lưu trong hồ sơ ban phục vụ huynh đoàn miền (x.    Mẫu 4).

 

3. Ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh

 

93.    Ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh do vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh đề nghị lên đại hội phụ tỉnh. Ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh cùng với vị đặc trách sẽ hướng dẫn đời sống tinh thần dòng cho các huynh  đoàn trong phụ tỉnh.

 

 B. Điều hành

 94.    Ban phục vụ các cấp:

1. Nhận lãnh trách nhiệm điều hành sinh hoạt chung của  cấp mình. Thông thường, ban phục vụ các cấp nhận nhiệm vụ do bầu cử cho nhiệm kỳ ba năm.

2. Các đoàn trưởng của các huynh đoàn đương nhiên là thành viên trong ban phục vụ liên huynh với vai trò cố vấn. Các liên huynh trưởng đương nhiên là thành viên ban phục vụ cấp trên liên hệ với vai trò cố vấn và cứ tiếp tục như thế cho các cấp trên.

3. Trường hợp ban phục vụ liên huynh ban phục vụ   huynh đoàn miền mới thành lập, ban phục vụ sẽ do bề  trên phụ tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài chỉ định (x. GL 317 §1).

95.    §I. Các chức vụ việc bổ sung chức vụ của ban phục vụ các cấp tương tự như quy tắc số 66 và 75.

§II. Việc bãi nhiệm chức vụ hoặc ban phục vụ chỉ   định ban phục vụ mới như quy tắc số 76 và 77.

 

96.    Nhiệm vụ của ban phục vụ các cấp là:

1. Cổ võ sự hợp tác giữa các huynh đoàn và các cấp.

2. Tham vấn ý kiến các vị hữu trách liên hệ về các việc  chung của các huynh đoàn.

3. Soạn thảo triển khai các kế hoạch sinh hoạt chung.

4. Giám sát các sinh hoạt của cấp dưới, nhất là việc bầu   cử.

5. Tường trình thường niên cho ban phục vụ cấp trên  liên hệ.

6. Tham dự các nghi lễ, kinh nguyện của huynh đoàn, ban phục vụ các cấp phải tôn trọng sự phân chia công tác của huynh đoàn, không làm chủ sự, vì đó là nghi lễ, kinh nguyện của huynh đoàn.

 

97.    Các chức vụ trong ban phục vụ các cấp có nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ của các chức vụ trong ban phục vụ huynh đoàn, trừ những quy định ở số 68.4 và 72.2 (x. số 68 - 74).

 

 

C. Sinh hoạt

 

98.    §I. Giữ nguyên số 79.

1. Ban phục vụ liên huynh ban phục vụ huynh đoàn  miền nên họp thường kỳ ít là ba tháng một lần.

2. Ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh nên họp thường kỳ  ít là bốn tháng một lần.

§II. Ban phục vụ các cấp buộc phải có những sổ sách như huynh đoàn (x. số 78).

§III. Không kể những nhiệm vụ do quy chế đòi buộc, cần phải duyệt xét lại các công việc đã làm và quyết định kế hoạch sinh hoạt cho giai đoạn mới.

§IV. Trong các phiên họp, không kể vị đặc trách liên hệ,   các vị đặc trách khác, phụ các chức vụ trong ban phục vụ các chuyên viên thể được mời tham dự, nhưng không có quyền biểu quyết.

99.    §I. Trong nhiệm kỳ của mình, ban phục vụ huynh đoàn   các cấp cùng vị đặc trách huynh đoàn nên thăm viếng các huynh đoàn.

§II. Trong nhiệm kỳ của mình, ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh cùng vị đặc trách huynh đoàn nên gặp gỡ  các ban phục vụ huynh đoàn.

§III. Trong nhiệm kỳ của mình, ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh nên liên lạc và gặp gỡ các ban phục vụ huynh đoàn gốc Việt Nam hoặc các cấp liên hệ trong các tỉnh dòng khác.


MỤC 5: VỊ LINH HƯỚNG ĐẶC TRÁCH

A. Vị linh hướng

 

100. §I. Mỗi huynh đoàn có một vị linh hướng. Vị này sẽ:

1. Hướng dẫn huynh đoàn về các vấn đề đạo lý và đời sống tâm linh (x. QL 21c).

2. Thay mặt bề trên phụ tỉnh nhận lời tuyên hứa của đoàn trưởng; trường hợp ngăn trở, có thể ủy quyền cho một linh mục hay một tu sĩ khác.

3. Cùng với đoàn trưởng, chủ sự nghi thức thu nhận và tuyên hứa của các đoàn viên (x. QL 16 và 17).

§II. Thông thường, huynh đoàn thỉnh nguyện linh mục chánh xứ hay linh mục quản nhiệm làm linh hướng.

§III. Đơn thỉnh nguyện linh hướng được gửi về vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh và vị này sẽ  chuyển lên   bề trên văn phòng phụ tỉnh và bề trên phụ tỉnh sẽ gửi văn thư thỉnh nguyện chính thức tới vị linh hướng (x. Mẫu 5).

101. §I. Mỗi liên huynh một vị linh hướng. Vị này hướng dẫn liên huynh về đạo vấn về những vấn đề sinh   hoạt chung của liên huynh.

§II. Vị linh hướng thường là linh mục chánh xứ trong vùng, hoặc ban phục vụ liên huynh tham khảo ý kiến với vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh để xin định liệu cách khác.

§III. Ban phục vụ liên huynh làm đơn thỉnh nguyện  vị linh hướng về vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh và vị này sẽ chuyển lên  bề trên phụ tỉnh và bề trên phụ tỉnh sẽ gửi văn thư thỉnh nguyện chính thức tới vị linh hướng (x. Mẫu 19).

102. §I. Trường hợp linh mục chánh xứ hoặc quản   nhiệm không nhận làm linh hướng, với ý kiến của các ngài, ban phục vụ có thể thỉnh nguyện một linh mục hoặc tu nam nữ khác, vẫn giữ quy tắc của số 100 §III   và 101 §III.

§II. Khi vị linh hướng thuyên chuyển nhiệm sở hoặc không thể thi hành chức vụ, ban phục vụ liên hệ làm đơn thỉnh nguyện vị linh hướng mới.

 

 B. Vị đặc trách và ban đặc trách

 

103. Vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh, đại diện b trên phụ tỉnh, lãnh đạo các huynh đoàn trong toàn phụ tỉnh.

1. Vị đặc trách do bề trên phụ tỉnh và ban cố vấn phụ  tỉnh chỉ định.

2. nhiệm kỳ theo đại hội bầu cử phụ tỉnh với đầy đủ  quyền hạn theo luật.

 

104. §I. Ban đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh gồm:

1. Vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh trưởng ban.

2. Các vị phụ tá đặc trách liên huynh hoặc miền là thành viên trong ban đặc trách huynh đoàn.

§II. Nhiệm vụ của ban này là giúp vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh trong việc lãnh đạo các huynh đoàn trong  phụ tỉnh:

1. Soạn thảo những hướng dẫn thi hành quy luật quy   chế (x. số 53 §I).

2. Đề ra đường hướng kế hoạch huấn luyện căn bản   và thường xuyên cho đoàn viên.

3. Quan tâm cổ các huynh đoàn thi hành sứ vụ theo   đoàn sủng của dòng.

§III. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, ban đặc trách  thể được phân chia thành các ủy ban chuyên trách.

105. §I. Bốn tháng trước khi khai mạc đại hội bầu cử, vị đặc trách miền phải tường trình cho vị đặc trách huynh  đoàn phụ tỉnh về tình hình huynh đoàn trong miền.

§II. Ba tháng trước khi khai mạc đại hội bầu cử, vị đặc   trách huynh đoàn phụ tỉnh phải tường trình cho bề trên  phụ tỉnh và đại hội bầu cử về tình hình huynh đoàn trong phụ tỉnh (SHC 356,2).

 

CHƯƠNG V:  BẦU CỬ

 

MỤC 1: BẦU BAN PHỤC VỤ HUYNH ĐOÀN

 A. Cử tri đoàn ứng cử viên

 

106. §I. Để quyền bầu cử, ngoài những điều kiện theo  luật chung, phải là người:

           1. Đã tuyên hứa.

           2. Thuộc cử tri đoàn.

           3. Không bị mất quyền bầu cử (x. số 81 và 82 §II).

§II. Bầu cử quyền cũng nghĩa vụ, nên các cử tri   phải thi hành.

107. §I. Các ứng cử viên người hội đủ những điều kiện  sau:

           1. quyền bầu cử trong huynh đoàn. Trường hợp ngoại  lệ, tuyển sinh (trong các thời kỳ huấn luyện) thể được   miễn chuẩn để được bầu vào ban phục vụ, nhưng không   được giữ chức đoàn trưởng huấn đức. Quyền   miễn chuẩn thuộc vị linh hướng huynh đoàn đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh (x. Mẫu 12).

2. Tuổi từ 20 đến 75. Trường hợp ngoại lệ, phải được sự   miễn chuẩn của vị linh hướng huynh đoàn đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh (x. Mẫu 12).

§II. Ngoài ra để được bầu vào ban phục vụ, nên chọn người có:

           1. Đời sống gương mẫu, nhiệt tâm tông đồ.

           2. Thấm nhuần tinh thần dòng.

           3. Khả năng điều hành.

§III. Các ứng cử viên có thể được đề cử từ trong cử tri đoàn ban phục vụ vừa mãn nhiệm.

           1. Danh sách ứng cử viên được đề cử phải nhiều hơn số   thành viên trong ban phục vụ tối thiểu là hai người. Danh sách này phải được tham khảo ý kiến của vị linh hướng.

            2. Nếu huynh đoàn được chia thành nhiều chi, thì ban bầu cử sẽ xác định số ứng cử viên được đề cử của mỗi chi.

 

B. Việc bầu cử

 

108. §I. Cử tri đoàn sẽ theo thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín.

§II. Nếu hoàn cảnh hoặc huynh đoàn quá nhiều cử  tri, phải tổ chức theo những thể thức khác, thì phải được   sự miễn chuẩn của vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh hoặc vị linh hướng huynh đoàn.

109. Cuộc bầu cử đòi buộc:

       1. Phải sự hiện diện quá bán số cử tri đoàn được triệu   tập.

            2. Các cử tri phải đích thân bỏ phiếu kín và không thể ủy cho người khác.

            3. Các cử tri không được bỏ phiếu cho chính mình (x. GL 160 §2).

           4. Nên bầu chọn những ứng cử viên đã được đề cử. Nếu  có thêm ứng cử viên chưa được đề cử, thì tùy ban bầu cử ấn định.

     110. §I. Bỏ phiếu xong, những ai được số phiếu quá bán so  với tổng số phiếu hợp lệ và có số phiếu cao hơn thì đắc  cử.

§II. Nếu sau hai lần bỏ phiếu mà chưa đạt kết quả cho đủ số thành viên ấn định, thì lần thứ ba sẽ chọn những người có số phiếu cao hơn.

§III. Nếu phải chọn trong số những người bằng phiếu nhau, thì người tuyên hứa trước sẽ đắc cử. Trường hợp tuổi tuyên hứa bằng nhau, người cao tuổi hơn sẽ đắc cử   (x. SHC 450; GL 119 §I).

 

 C. Tiến trình bầu cử

 

111. §I. Ban tổ chức bầu cử gồm:

             1. Đoàn phó Huấn đức là vị chủ tọa cuộc bầu cử.

         2. Huấn đức Đoàn phó vừa mãn nhiệm phó ban bầu cử.

         3. Thư ký vừa mãn nhiệm là thư ký của ban bầu cử.

             4. Thủ quỹ vừa mãn nhiệm là thủ quỹ ban bầu cử.

§II. Trong vòng một tháng kể từ ngày ban phục vụ mãn   nhiệm, phải tiến hành tổ chức việc bầu cử.

 112. Việc bầu cử được tiến hành như sau:

§I. Chuẩn bị bầu cử:

1. Họp toàn thể đoàn viên huynh đoàn để lập danh sách   cử tri, xác định thể thức bầu cử (x. số 106) và ấn định số thành viên trong ban phục vụ (x. số 66 §I).

            2. Nếu có, lập danh sách các ứng cử viên được đề cử (x. số 107 §III, số 109.4), ấn định thời gian và địa điểm bầu cử.

           3. Xin miễn chuẩn nếu cần (x. số 107 §I.1 và 2; số 106 §2).

            4. Mời vị linh hướng, linh mục chánh xứ hoặc  quản nhiệm tham dự cuộc bầu cử.

§II. Bầu cử:

           1. Xin Chúa thánh hóa.

           2. Giới thiệu thành phần tham dự.

           3. Kiểm tra sự hiện diện của cử tri đoàn (x. số 109.1).

           4. Công bố danh sách ứng cử viên (x. số 112 §I.2).

            5. Nếu những kiến nghị về cử tri ứng cử viên thì phải nêu lên ngay.

           6. Công bố các quy định và thể thức bầu cử.

           7. Chọn ít nhất hai kiểm phiếu viên trong số cử tri không   phải là ứng cử viên, với sự đồng ý của cử tri đoàn.

           8. Kiểm phiếu viên phát từng phiếu bầu cho từng cử tri.

            9. Kiểm phiếu viên thu phiếu, đếm phiếu, nếu số phiếu không quá số cử tri, lúc đó mới được mở phiếu; ngược lại, sẽ hủy ngay và bỏ phiếu lại.

10. Xác định các phiếu hợp lệ và đọc kết quả từng lá phiếu.

11. Chủ tọa công bố kết quả cuộc bầu cử.

§III. Phân nhiệm:

            1. Dưới sự chủ tọa của trưởng ban bầu cử, ban phục vụ vừa đắc cử bầu đoàn trưởng. Sau đó, đoàn trưởng sẽ sắp xếp các chức vụ (66 §IV).

           2. Không ai được đảm nhận chức vụ đoàn trưởng  quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, trừ khi sự miễn chuẩn của   vị linh hướng huynh đoàn, nhưng không được quá ba nhiệm kỳ b trên phụ tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài (x. Mẫu 14).

§IV. Biên bản bầu cử phải làm thành hai bản với chữ  của vị chủ tọa, thư ký, các kiểm phiếu viên (x. Mẫu 13) .   Một bản lưu trong hồ sơ huynh đoàn; một bản gửi về ban phục vụ liên huynh.

113. Ban phục vụ vừa mãn nhiệm và vị huấn đức với vai trò vị xử lý thường vụ phải bàn giao nhiệm vụ công khai bằng văn bản trong vòng một tháng kể từ khi ban phục vụ mới đắc cử (x. Mẫu 15). Trong thời gian chưa bàn giao, thủ quỹ của ban phục vụ vừa mãn nhiệm không được chi tiêu, nếu không có sự đồng ý của đoàn trưởng vừa đắc cử.

114. Nếu quá thời gian ấn định (x. số 111 §II), không  tổ chức bầu cử hoặc bầu cử không đạt kết quả vì bất cứ lý do gì, thì huynh đoàn sẽ mất quyền bầu cử. Vị xử lý thường vụ gửi tường trình lên vị linh hướng bề trên phụ tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài, để xin được chỉ định ban phục vụ mới   cho huynh đoàn.

 

 

MỤC 2: BẦU BAN PHỤC VỤ CÁC CẤP

115. Việc bầu ban phục vụ các cấp chiếu theo quy tắc bầu ban phục vụ huynh đoàn, thêm những quy định riêng.

 

116. Không áp dụng quy tắc của số 107 §I.1.

§I. Cử tri bầu ban phục vụ liên huynh các thành viên   ban phục vụ huynh đoàn của liên huynh đó. Nếu gặp ngăn trở, ban bầu cử có thể định liệu cách khác sau khi tham khảo ý kiến vị linh hướng.

§II. Cử tri bầu ban phục vụ huynh đoàn miền là các thành viên ban phục vụ liên huynh trong miền đó. Nếu  gặp ngăn trở, ban bầu cử thể định liệu cách khác sau   khi tham khảo ý kiến vị vị linh hướng.

§III. Cử tri bầu ban phục vụ huynh đoàn phụ tỉnh là các thành viên ban phục vụ huynh đoàn miền. Nếu gặp   ngăn trở, ban bầu cử có thể định liệu cách khác, sau khi tham khảo ý kiến vị vị linh hướng.

§IV. Một người dù có quyền bầu cử với nhiều danh nghĩa, thì cũng chỉ bỏ một lá phiếu (x. GL 168).

117. Các ứng cử viên của ban phục vụ các cấp gồm ban phục vụ vừa mãn nhiệm và những ứng cử viên được đề   cử theo cách thức dưới đây. Nếu gặp trở ngại, ban bầu  cử các cấp liên hệ có thể định liệu cách khác sau khi đã   tham khảo ý kiến của vị vị linh hướng.

1. Liên huynh: mỗi ban phục vụ huynh đoàn ngoại trừ   đoàn trưởng, đề cử 2-3 ứng cử viên trong ban phục vụ huynh đoàn của mình.

2. Huynh đoàn miền: mỗi ban phục vụ liên huynh ngoại trừ liên huynh trưởng, đề cử 2-3 ứng cử viên trong ban phục vụ liên huynh của mình.

3. Huynh đoàn phụ tỉnh: mỗi ban phục vụ huynh đoàn  miền ngoại trừ Trưởng huynh đoàn miền, đề cử 2-3 ứng  cử viên trong ban phục vụ huynh đoàn miền của mình.


118. §I. Khi bầu ban phục vụ các cấp, phải mời vị đặc trách huynh đoàn hoặc vị linh hướng đến tham dự.

§II. Các đoàn trưởng, liên huynh trưởng và trưởng huynh đoàn miền đương nhiên là thành viên ban phục vụ cấp trên liên hệ với vai trò cố vấn.

§III. Nhiệm kỳ của ban phục vụ các cấp là 3 năm. Không ai được đảm nhận chức vụ trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, trừ khi có sự miễn chuẩn của bề trên phụ tỉnh và ban cố vấn, nhưng không được quá ba nhiệm kỳ (x. Mẫu 14). Văn thư xin chuẩn gửi trình vị đặc trách huynh đoàn phụ tỉnh và vị này sẽ chuyển lên bề trên phụ tỉnh và ban cố vấn.

 

CHƯƠNG VI

QUẢN TRỊ TÀI SẢN

119. §I. Việc quản trị tài sản của huynh đoàn nhằm chính yếu đến những nhu cầu cần thiết cho sứ vụ tông đồ, việc    huấn luyện và các sinh hoạt của huynh đoàn.

§II. Nguồn tài chính của huynh đoàn phần lớn nhờ vào sự đóng góp của đoàn viên và sự trợ giúp của ân nhân.

120. Ban phục vụ huynh đoàn, liên huynh, huynh đoàn miền và huynh đoàn phụ tỉnh:

§I. Được quyền quản trị tài sản, dưới sự lãnh đạo tối cao   của thẩm quyền giáo hội (x. GL 312, 319, 1258, 1259).

§II. Phải có những quy định về việc quản trị tài sản.

 121. Ban phục vụ huynh đoàn các cấp:

§I. Có trách nhiệm quản trị tài sản của cấp liên hệ.

§II. Phải có sổ sách ghi chép cẩn thận việc thu chi.

§III. Hằng năm, phải tường trình việc quản trị tài sản lên   vị đặc trách liên hệ (x. GL 319, 1276).

§IV. Bất cứ lúc nào và trong trường hợp nghiêm trọng, nếu đức giám mục giáo phận hoặc bề trên phụ tỉnh yêu cầu, phải tường trình việc quản trị tài sản của cấp liên hệ (x. GL 1279).

122. Khi huynh đoàn, ban phục vụ liên huynh, ban phục  vụ huynh đoàn miền và ban phục vụ huynh đoàn phụ  tỉnh giải thể vì bất cứ lý do gì, quyền định đoạt tài sản thuộc về pháp nhân trực tiếp cao hơn (x. GL 123).

 

Comments

Popular posts from this blog

Phụ tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm

Tài liệu học hỏi